Làm Giàu Từ Chuyển Đổi Cây Trồng Vật Nuôi

Về xóm Núi Đất, thôn Mỹ Thạnh Trung 2, xã Hòa Phong, huyện Tây Hòa hỏi mọi người xung quanh, ai cũng biết anh Lưu Minh Hoàng - 50 tuổi là người làm ăn giỏi nhất từ chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
Gặp anh, khi đề cập đến hoàn cảnh kinh tế gia đình và sự phát triển của địa phương trong những năm gần đây, anh Hoàng vui vẻ cho biết: Từ khi xuất ngũ trở về địa phương năm 1988 và tham gia công tác xã ở địa phương, anh được tín nhiệm giao giữ chức Phó thôn. Với trách nhiệm này anh vừa công tác vừa gần gũi lắng nghe các nguyện vọng của bà con nông dân.
Năm 2005, anh Hoàng được UBND xã Hòa Phong giao 1 ha đất rừng với thời gian 50 năm. Anh bắt tay vào trồng cây ăn quả gồm nhãn, cây sapôchê và xoài cát Hòa Lộc với chi phí 10 triệu đồng cây giống cùng với 4 triệu đồng tiền công nhưng kết thu lại chưa được như ý. Với bản chất người lính cụ Hồ anh không hề nản chí, anh Hoàng tiếp tục học hỏi kinh nghiệm từ sách báo, qua các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến nông về cây trồng – vật nuôi do các ngành chức năng cấp huyện và tỉnh mở.
Năm 2007, anh Hoàng đào 5.000 mét vuông đất để làm hồ nuôi cá nước ngọt. Ban đầu anh thả 10.000 con giống các loại cá trầu, cá chép, cá rô phi, cá trắm cỏ. Chi phí tiền giống là 4,5 triệu đồng. Sau 6 tháng thả nuôi, trừ đi các khoản chi phí, anh còn lãi 54 triệu đồng. Thu nhập từ 5 sào ruộng khoán hàng năm gia đình anh có thêm 4 triệu đồng. Khi có vốn liếng anh đã mua thêm máy cày tiểu nhằm chủ động trong khâu cày bừa ở ruộng nhà mình và cày cho các đám ruộng của bà con láng giềng mỗi vụ khoảng 10 ha, đã cho thu nhập thêm 24 triệu đồng.
Chính từ đó mà hiện nay gia đình anh Lưu Minh Hoàng đã vươn lên thoát nghèo có của ăn của để, lo cho con cái ăn học đàng hoàng, sống chan hòa với hàng xóm và sẵn sàng hướng dẫn kinh nghiệm trong sản xuất cho mọi người và luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của ông “Phó thôn”.
Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền anh Lưu Minh Hoàng đã được cấp trên biểu dương thành tích là cựu chiến binh và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi và được UBND huyện Tây Hòa xét công nhận gia đình văn hóa.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện kế hoạch nuôi trồng thủy sản vụ xuân hè 2014 của UBND huyện Tiền Hải (Thái Bình), các địa phương đã tiến hành nạo vét kênh mương và cải tạo diện tích ao đầm để thả giống, các cơ sở sản xuất và kinh doanh giống đã cung ứng giống kịp thời cho người nuôi, đảm bảo kịp thời vụ.

So với các loại hình chăn nuôi khác, chăn nuôi thủy cầm dường như đang lép vế hơn nhiều, cơ cấu chỉ chiếm chưa đến 20% trong tổng đàn gia cầm. Vì vậy, cần có thêm những giải pháp để chăn nuôi thủy cầm có bước đi vững chắc hơn.

Tại hội thảo, các nhà khoa học đã nêu lên những bất cập của hệ thống đê bao kiên cố vùng đầu nguồn lũ đã tác động mạnh đến các vùng hạ nguồn. Cụ thể là tình trạng ngập úng cục bộ liên tục xảy ra với mức độ gia tăng theo từng năm ở các đô thị hạ nguồn ĐBSCL. Việc hệ thống đê bao kiên cố đã khai thác sản xuất lúa một cách triệt để, có nơi 2 năm/7 vụ, dẫn đến cạn kiệt nguồn lợi thủy sản.

Hy vọng, việc xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho quả dừa Ninh Đa được triển khai thuận lợi để quả dừa không bị tư thương ép giá, sản phẩm tiêu thụ nhanh, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

UBND xã Phú Thuận (An Giang) cho biết, nông dân trên địa bàn đã thả nuôi 19 triệu con giống, trên diện tích gần 160 héc-ta, trong đó khoảng 10 héc-ta tôm toàn đực.