Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch

Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch
Ngày đăng: 11/03/2014

Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt heo sạch cho Đồng Nai, đầu năm 2012 hơn 25 hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, gồm các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 đã lên kế hoạch thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo. Theo đó, các hộ sẽ liên kết với nhà cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nhà phân phối…

Đến nay, việc thực hiện chuỗi liên kết này vẫn vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ hợp quy chuẩn và phân phối thịt heo sạch trên thị trường.

* Muốn mà chưa được

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Mục đích của việc xây dựng chuỗi liên kết nhằm thu gọn tất cả các khâu từ chăn nuôi, thu mua cho tới giết mổ, giúp người chăn nuôi ổn định được giá thành sản phẩm khi mua vào cũng như khi đưa ra thị trường. Đồng thời ngành chức năng dễ dàng kiểm soát được chất lượng, từng bước tạo được thương hiệu cho sản phẩm”.

Theo đó, hiệp hội đã vận động các doanh nghiệp có liên quan, như: doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... tham gia chuỗi liên kết và đảm bảo giữ ổn định giá bán sản phẩm cho người chăn nuôi trong một kỳ hạn nhất định, sau đó sẽ thay đổi theo sự biến động trên thị trường. Đã có 46 thương lái chuyên mua heo trên địa bàn Đồng Nai đồng ý tham gia hỗ trợ kinh doanh thịt heo đảm bảo chất lượng, không làm giá, ép giá nông dân. Bên cạnh đó, hiệp hội đã tiến hành đăng ký hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị ở TP.Biên Hòa và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân (TP.Hồ Chí Minh) để bố trí 3 gian hàng phân phối sản phẩm “thịt heo sạch Đồng Nai”.

Bà Tô Thị Hà (ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm) cho biết: “Hiện gia đình tôi có gần 700 con heo, trung bình một tháng xuất đi khoảng 150 con. Chúng tôi cũng mong muốn xây dựng được chuỗi liên kết để ổn định về giá cũng như thị trường tiêu thụ, không lo bán “xô” cho thương lái như những năm trước”.

Điều kiện thuận lợi khi thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo ở Thống Nhất là các hộ chăn nuôi lớn có đủ khả năng để cung cấp lượng thịt heo lớn ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi liên kết mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn, hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình sản phẩm sạch, xây dựng hướng đi mới cho người chăn nuôi mà chưa thể đưa thịt heo sạch Đồng Nai ra thị trường tiêu thụ.

Lý giải về vấn đề này, ông Đoán nói: “Hiện nay chuỗi liên kết còn thiếu các lò giết mổ để đảm bảo thịt cung cấp ra thị trường là thịt nóng và an toàn. Đồng thời địa bàn tiêu thụ thịt heo sạch đã đăng ký với Ban quản lý chợ Tân Xuân còn gặp khó khăn ở địa điểm phù hợp để có thể treo bảng hiệu “thịt heo sạch Đồng Nai” phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng”.

* Loay hoay tìm hướng đi

Anh Trần Văn Phi, (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm) cho biết: “Sản phẩm chăn nuôi của gia đình tôi đều đạt chất lượng, nhưng do chuỗi liên kết chưa đi vào hoạt động, sản phẩm chưa có thương hiệu nên còn bán cho thương lái, lợi nhuận mang lại không nhiều”.

Để sớm đưa thương hiệu “thịt heo sạch Đồng Nai” ra thị trường, thời gian tới hiệp hội sẽ tiến hành xây dựng lại Hợp tác xã Đồng Hiệp (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) để hợp thức hóa các hộ chăn nuôi trong hợp tác xã cũng như trong chuỗi liên kết.

Theo đó, các hộ chăn nuôi sẽ tuân thủ các kỹ thuật trong sản xuất về thức ăn, chăm sóc, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi..., đảm bảo cung cấp ra thị trường là thịt heo sạch. Việc xây dựng và cơ cấu lại hợp tác xã để người chăn nuôi hoạt động có tính pháp lý hơn khi đăng ký thương hiệu.

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công nói:

“Để hoàn thiện chuỗi liên kết từ khâu cung cấp con giống tới khi cung cấp sản phẩm ra thị trường, hiệp hội cũng đang xin phép đầu tư xây dựng lò mổ với công suất từ 500-1.000 con/đêm. Bên cạnh đó cũng đã nhờ đến sự can thiệp của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc phân bố quầy hàng ở địa điểm thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh, cũng như việc giới thiệu thịt heo sạch Đồng Nai tới người tiêu dùng”.


Có thể bạn quan tâm

Những “Hai Vuông” Thành Công Trong Sản Xuất Lúa Những “Hai Vuông” Thành Công Trong Sản Xuất Lúa

Năm nay thời tiết diễn biến bất thường, không thuận lợi cho việc gieo cấy vụ lúa trên đất nuôi tôm. Thế nhưng, bằng kinh nghiệm thực tiễn trong sản xuất, ông Nguyễn Thanh Bình, ấp Tân Hoà và ông Mai Văn Quốc, ấp Sở Tại, xã Thạnh Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, lại tiếp tục xuống giống thành công vụ lúa trên đất nuôi tôm.

21/10/2014
Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm Niên Vụ Cà Phê 2014 - 2015 Dự Kiến Năng Suất Tăng, Sản Lượng Giảm

Hiện gia đình chỉ mới thu bói một ít và đã bán với giá 7.500 đồng/kg cà phê tươi, cao hơn thời điểm này năm trước 2.000 đồng/kg. Ông Ki chia sẻ thêm, cũng như mọi năm vì quỹ đất của gia đình đã hết, không có đất làm sân phơi nên thường thu hoạch đến đâu thì sẽ bán ngay cho đại lý và cũng không ký gửi tại đại lý.

21/10/2014
Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo Từ Đầu Năm Đến Nay, Cả Nước Xuất Khẩu Hơn 4,9 Triệu Tấn Gạo

Hiện giá lúa khô tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long loại thường dao động 5.600 - 5.700 đồng/kg, lúa dài 5.750 - 5.850 đồng/kg. Dự báo hết năm 2014, sản lượng lúa thu hoạch của cả nước ước khoảng 25,48 triệu tấn, trong đó lượng lúa hàng hóa hơn 17 triệu tấn, tương đương hơn 8,5 triệu tấn gạo phục vụ xuất khẩu...

21/10/2014
Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi Hàng Trăm Hécta Rừng Thông Ở Quảng Bình Bị Sâu Róm Ăn Trụi

Hầu hết các hộ dân trong thôn đều phun thuốc diệt trừ sâu từ 2 - 3 đợt (mỗi đợt tiêu tốn khoảng 1 triệu đồng/ha), nhưng hễ lá non mọc lên thì sâu lại ồ ạt xuất hiện và ăn tiếp đến trơ trụi. Hiện chưa có biện pháp cứu hàng trăm hécta rừng thông còn lại đang khiến người dân ngày mỗi điêu đứng.

21/10/2014
Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp Tăng Lợi Nhuận Trên 4 Triệu Đồng/ha Nhờ Máy Gặt Đập Liên Hợp

Trên địa bàn huyện hiện có 110 máy GĐLH, chiếm 50% tổng số máy toàn tỉnh; đảm bảo thu hoạch 65% diện tích lúa Đông xuân, 67% vụ Hè thu, 83% vụ Thu đông, giảm 3% lượng lúa thất thoát trong năm so cắt thủ công (tương đương gần 41 tỉ đồng). Lợi nhuận tính trên 1ha khi thu hoạch bằng máy GĐLH so với thu hoạch thủ công là 4,3 triệu đồng.

21/10/2014