Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch

Trăn Trở Với Thịt Heo Sạch
Publish date: Tuesday. March 11th, 2014

Nhằm hướng tới xây dựng thương hiệu thịt heo sạch cho Đồng Nai, đầu năm 2012 hơn 25 hộ chăn nuôi heo ở huyện Thống Nhất, gồm các xã: Gia Kiệm, Quang Trung, Gia Tân 1, Gia Tân 2 và Gia Tân 3 đã lên kế hoạch thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo. Theo đó, các hộ sẽ liên kết với nhà cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, các cơ sở giết mổ, nhà phân phối…

Đến nay, việc thực hiện chuỗi liên kết này vẫn vấp phải nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc xây dựng các cơ sở giết mổ hợp quy chuẩn và phân phối thịt heo sạch trên thị trường.

* Muốn mà chưa được

Ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai, cho biết: “Mục đích của việc xây dựng chuỗi liên kết nhằm thu gọn tất cả các khâu từ chăn nuôi, thu mua cho tới giết mổ, giúp người chăn nuôi ổn định được giá thành sản phẩm khi mua vào cũng như khi đưa ra thị trường. Đồng thời ngành chức năng dễ dàng kiểm soát được chất lượng, từng bước tạo được thương hiệu cho sản phẩm”.

Theo đó, hiệp hội đã vận động các doanh nghiệp có liên quan, như: doanh nghiệp cung cấp con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... tham gia chuỗi liên kết và đảm bảo giữ ổn định giá bán sản phẩm cho người chăn nuôi trong một kỳ hạn nhất định, sau đó sẽ thay đổi theo sự biến động trên thị trường. Đã có 46 thương lái chuyên mua heo trên địa bàn Đồng Nai đồng ý tham gia hỗ trợ kinh doanh thịt heo đảm bảo chất lượng, không làm giá, ép giá nông dân. Bên cạnh đó, hiệp hội đã tiến hành đăng ký hợp đồng tiêu thụ với các đơn vị ở TP.Biên Hòa và chợ đầu mối nông sản thực phẩm Tân Xuân (TP.Hồ Chí Minh) để bố trí 3 gian hàng phân phối sản phẩm “thịt heo sạch Đồng Nai”.

Bà Tô Thị Hà (ngụ ấp Đông Kim, xã Gia Kiệm) cho biết: “Hiện gia đình tôi có gần 700 con heo, trung bình một tháng xuất đi khoảng 150 con. Chúng tôi cũng mong muốn xây dựng được chuỗi liên kết để ổn định về giá cũng như thị trường tiêu thụ, không lo bán “xô” cho thương lái như những năm trước”.

Điều kiện thuận lợi khi thực hiện chuỗi liên kết chăn nuôi heo ở Thống Nhất là các hộ chăn nuôi lớn có đủ khả năng để cung cấp lượng thịt heo lớn ra thị trường. Tuy nhiên, hiện nay chuỗi liên kết mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn, hướng dẫn chăn nuôi theo quy trình sản phẩm sạch, xây dựng hướng đi mới cho người chăn nuôi mà chưa thể đưa thịt heo sạch Đồng Nai ra thị trường tiêu thụ.

Lý giải về vấn đề này, ông Đoán nói: “Hiện nay chuỗi liên kết còn thiếu các lò giết mổ để đảm bảo thịt cung cấp ra thị trường là thịt nóng và an toàn. Đồng thời địa bàn tiêu thụ thịt heo sạch đã đăng ký với Ban quản lý chợ Tân Xuân còn gặp khó khăn ở địa điểm phù hợp để có thể treo bảng hiệu “thịt heo sạch Đồng Nai” phân phối sản phẩm tới người tiêu dùng”.

* Loay hoay tìm hướng đi

Anh Trần Văn Phi, (ấp Tây Kim, xã Gia Kiệm) cho biết: “Sản phẩm chăn nuôi của gia đình tôi đều đạt chất lượng, nhưng do chuỗi liên kết chưa đi vào hoạt động, sản phẩm chưa có thương hiệu nên còn bán cho thương lái, lợi nhuận mang lại không nhiều”.

Để sớm đưa thương hiệu “thịt heo sạch Đồng Nai” ra thị trường, thời gian tới hiệp hội sẽ tiến hành xây dựng lại Hợp tác xã Đồng Hiệp (xã Quang Trung, huyện Thống Nhất) để hợp thức hóa các hộ chăn nuôi trong hợp tác xã cũng như trong chuỗi liên kết.

Theo đó, các hộ chăn nuôi sẽ tuân thủ các kỹ thuật trong sản xuất về thức ăn, chăm sóc, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi..., đảm bảo cung cấp ra thị trường là thịt heo sạch. Việc xây dựng và cơ cấu lại hợp tác xã để người chăn nuôi hoạt động có tính pháp lý hơn khi đăng ký thương hiệu.

Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai Nguyễn Trí Công nói:

“Để hoàn thiện chuỗi liên kết từ khâu cung cấp con giống tới khi cung cấp sản phẩm ra thị trường, hiệp hội cũng đang xin phép đầu tư xây dựng lò mổ với công suất từ 500-1.000 con/đêm. Bên cạnh đó cũng đã nhờ đến sự can thiệp của UBND TP.Hồ Chí Minh về việc phân bố quầy hàng ở địa điểm thuận lợi cho các tiểu thương kinh doanh, cũng như việc giới thiệu thịt heo sạch Đồng Nai tới người tiêu dùng”.


Related news

Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Phòng Dịch Cúm Gia Cầm Đẩy Mạnh Các Biện Pháp Phòng Dịch Cúm Gia Cầm

Dịch cúm gia cầm ngày càng diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương. Vì vậy, ngành thú y các địa phương đang tăng cường các biện pháp chống dịch và đề cao tính chủ động trong phòng dịch.

Saturday. March 1st, 2014
Đầu Năm Khai Thác Hơn 300 Tấn Hải Sản Ở Nghi Thủy Đầu Năm Khai Thác Hơn 300 Tấn Hải Sản Ở Nghi Thủy

Với 162 tàu thuyền đánh bắt hải sản (trong đó có 40 tàu đánh bắt xa bở và mỗi tàu công suất 380 - 450 CV), phường Nghi Thủy trở thành một trong những đơn vị dẫn đầu ở TX Cửa Lò về khai thác kinh tế biển.

Saturday. March 1st, 2014
Thương Lái Nước Ngoài Mua Lá Khoai Lang Non Làm Gì? Thương Lái Nước Ngoài Mua Lá Khoai Lang Non Làm Gì?

Thông tin thương lái đến hỏi mua lá khoai lang được ông Lê Văn Trung, Chủ nhiệm Hợp tác xã Thành Lợi khẳng định. Theo đó, vào trung tuần tháng 2, có 3 người, trong đó 2 người Trung Quốc và một người Việt Nam, đến Hợp tác xã Thành Lợi hỏi mua lá khoai lang với mức giá 10.000đồng/kg được trả cho nông dân và trả thêm tiền hoa hồng 1.000 đồng/kg cho Hợp tác xã Thành Lợi khi thu mua lá khoai.

Saturday. March 1st, 2014
Triển Vọng Cây Trồng Mới Ở Bắc Phong Triển Vọng Cây Trồng Mới Ở Bắc Phong

Bắc Phong có diện tích tự nhiên 2.233,88 ha, trong đó có trên 600 ha đất sản xuất bao gồm 455 ha ruộng lúa 2 vụ và 3 vụ, phần còn lại là đất trồng màu. Do điều kiện tự nhiên, cây lúa vẫn có vị thế là cây trồng chủ lực trong canh tác nông nghiệp của Bắc Phong, vụ đông-xuân chính cho năng suất bình quân 6,5 tấn/ha.

Saturday. March 1st, 2014
Nông Dân Phước Sơn Vào Mùa Thu Hoạch Thuốc Lá Nông Dân Phước Sơn Vào Mùa Thu Hoạch Thuốc Lá

Vụ đông- xuân năm nay, nông dân xã Phước Sơn (huyện Ninh Phước) trồng trên 40 ha cây thuốc lá. Những ngày này, nông dân đang vào vụ thu hoạch cây thuốc lá đợt thứ 4 trong tổng số 5 đợt thu hoạch. Bà con phấn khởi vì cây thuốc lá cho năng suất cao hơn mọi năm.

Saturday. March 1st, 2014