Trăn Trở Từ Nghề Chăn Nuôi Heo Ở Đồng Tháp

Nghề chăn nuôi heo đang đối mặt với nhiều rủi ro. Trong lúc khó khăn kéo dài, giá heo hơi tiếp tục lao dốc, người chăn nuôi đành chọn giải pháp giảm số lượng heo nhằm đảm bảo nguồn vốn...
Được biết, sau khi có thông tin việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi đã ảnh hưởng rất lớn đến những người nuôi heo chân chính. Cũng từ đây mà giá heo bắt đầu sụt giảm liên tục. Hiện nay, giá heo hơi dao động từ 3,1 - 3,3 triệu đồng/tạ, với mức giá xuống thấp như vậy người dân phải chịu lỗ khoảng 1 triệu đồng/tạ.
Anh Nguyễn Văn Nương - phường 2 - thị xã Sa Đéc (Đồng Tháp) cho biết: “Đối với những hộ làm bột chăn nuôi heo, do có phụ phẩm nên có thể cầm cự được. Riêng những hộ chăn nuôi chỉ dựa vào thức ăn công nghiệp xem như trắng tay, lỗ rất nặng. Hiện tại, những bầy heo đang nuôi, tôi vẫn mong nó lớn chậm thôi để có thể chờ giá. Trước tình hình này, không chỉ người chăn nuôi heo đang giảm số lượng mà thương lái mua heo cũng ít dần”.
Với những khó khăn trên, tổng đàn heo trên địa bàn tỉnh có phần sụt giảm. Xã Tân Phú Đông được xem là nơi sản xuất bột nuôi heo với số lượng khá lớn, đã giảm trên 20% tổng đàn. Ông Nguyễn Tấn Khoa, xã Tân Phú Đông cho biết: “Lúc trước tôi nuôi khoảng 150 - 170 con heo (kể cả heo thịt và heo sinh sản) nhưng trước tình hình khó khăn, tôi đã giảm 50% số lượng heo để cầm cự. Đây là tình hình chung, không chỉ riêng tôi mà những hộ nuôi heo lân cận cũng đã nghỉ nuôi hoặc giảm đàn khá nhiều”.
Anh Huỳnh Văn Cười - xã Tân Phú Đông, cho biết: “Thực tế, nhiều người chăn nuôi đang đối diện với lỗ lã có nguy cơ chuyển nghề. Nếu tình trạng này kéo dài thì lượng thịt cung ứng cho thị trường giảm sút, người nuôi cũng không còn đủ vốn để cầm cự trong thời gian dài. Mặc dù từ đây đến Tết Nguyên đán, người tiêu dùng sử dụng thịt heo nhiều, nhưng giá cả cũng tăng không đáng kể, do họ vẫn còn lo ngại chất cấm và số lượng heo đang trong giai đoạn cung lớn hơn cầu. Chỉ mong đến Tết, giá lên trên 3,8 triệu đồng/tạ thì người chăn nuôi sẽ đỡ lỗ hơn”.
Ngoài ra, người chăn nuôi đang đối diện với gánh nặng giá thức ăn tiếp tục tăng cao. Hiện giá mỗi bao thức ăn tăng khoảng 25.000 - 30.000 đồng. Riêng những hộ mua thức ăn theo kiểu gối đầu chờ heo xuất chuồng thanh toán thì lại được kê lên khoảng 2% so với giá trị thực tế.
Trước tình hình trên, người chăn nuôi không đầu tư tập trung mà dàn trải xoay vòng nhằm đảm bảo nguồn vốn cho sản xuất. Anh Nương cho biết thêm: “Theo tính toán, mỗi con heo đầu tư gần 4 triệu đồng, nếu nuôi 100 con, số tiền đã lên 400 triệu đồng trong khi việc chăn nuôi gặp nhiều rủi ro, nếu không được giá hoặc bị dịch bệnh xem như lỗ nặng. Hiện nay, tôi chuyển sang hướng phân nhỏ số lượng heo ra đầu tư, mỗi lần xuất chuồng khoảng vài chục con, lấy tiền đó đổ vào cho đợt tiếp theo, xoay trong vòng một năm, vừa có thể giữ vốn vừa tránh tình trạng sản xuất ồ ạt bị ép giá.
Nỗi lo dịch bệnh
Trước sức ép về giá cả xuống thấp, người chăn nuôi lại đang phải lo lắng dịch bệnh có thể bùng phát bất cứ lúc nào, vì nếu giá cả có xuống thấp vẫn bị lỗ, nhưng nếu dịch bệnh bùng phát thì xem như trắng tay. Trước tình hình đó, nhiều người chăn nuôi đã đẩy mạnh tiêm phòng các bệnh thông thường lẫn các bệnh nguy hiểm. Ngành thú y đã triển khai, cấp phát thuốc tiêu độc sát trùng cho các hộ chăn nuôi để nhằm vệ sinh chuồng trại, hạn chế nguy cơ dịch bệnh bùng phát.
Đối với các bệnh thông thường thì chi phí vắc-xin tiêm phòng không cao, nhưng đối với bệnh như tai xanh thì giá vắc-xin có thể lên đến 35 - 40 ngàn đồng/liều. Mỗi con heo, người nuôi phải đầu tư tiền chích vắc-xin các loại bệnh dao động khoảng 100 ngàn đồng/con, đối với hộ nuôi số lượng lớn khoản này sẽ chiếm một phần chi phí khá lớn. Riêng những người chăn nuôi nhỏ lẻ thì ít quan tâm đến vấn đề này, nên nguy cơ bùng phát dịch là rất khó tránh khỏi. Anh Huỳnh Văn Cười cho biết: “Việc tiêm phòng là rất cần thiết. Tuy nhiên chỉ lo lắng những hộ không quan tâm chích ngừa, tạo điều kiện mầm bệnh xuất hiện sẽ lây lan cho những chuồng khác”.
Theo thống kê của ngành thú y, hiện nay tỷ lệ heo được chích ngừa đạt thấp, đối với bệnh dịch tả đạt tỷ lệ 48,63%/tổng đàn, tụ huyết trùng 34,23%, phó thương hàn là 30,64%, lở mồm long móng chỉ đạt 3,61%, tai xanh đạt 3,0%. Anh Bạch Tuấn Kiệt - Trưởng phòng Dịch tể - Chi cục Thú y tỉnh cho biết, hiện nay số lượng người dân chích thuốc ngừa cho heo đạt chưa cao. Trong thời gian tới, ngành thú y tiếp tục khuyến cáo người dân tiếp tục tiêm phòng để hạn chế thấp nhất dịch bệnh có thể xảy ra...
Có thể bạn quan tâm

Xã An Phước (huyện Long Thành, Đồng Nai) ngoài nổi danh với trái mận, còn có thêm một loại trái cây đặc sản khác là trái dâu. Dâu An Phước trái to, mẩy, khi chín màu vàng nhạt và có vị chua dôn dốt khó quên.

Ông Dương Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Trường Long Hòa cho biết: Với mức giá này người trồng sẽ thu được lợi nhuận từ 60 triệu đến 80 triệu đồng/ha. Tuy nhiên, để từng bước khắc phục tình trạng dưa hấu được mùa mất giá, ông Liệu cho biết, xã sẽ vận động nông dân chuyển đổi sang một số loại cây trồng khác; khuyến cáo nông dân chỉ duy trì khoảng 200 ha trồng dưa hấu trên địa bàn.

Yên Bái là một tỉnh miền núi có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp phát triển các loại cây ăn quả có múi, đặc biệt là cây cam. Tuy nhiên, hiện nay, đại đa số các vùng trồng cây ăn quả có múi một thời nổi tiếng như: cam Văn Chấn, bưởi Khả Lĩnh, Đại Minh và cam sành Lục Yên đang ngày càng giảm sút về năng suất, chất lượng và thu hẹp về diện tích. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút về năng suất và chất lượng sản phẩm của hàng loạt các loại cây ăn quả có múi là vì bị sâu bệnh phá hoại. Có một loại bệnh rất phổ biến hiện nay chính là bệnh vàng lá Greening do rầy chổng cánh gây nên. Đây là hiện tượng xảy ra phổ biến ở các vùng trồng cam, quýt trên địa bàn tỉnh Yên Bái, đặc biệt là tại huyện Lục Yên. Thời kỳ cao điểm, Lục Yên có diện tích trồng cam lên tới 300ha ở hầu hết các xã, nhiều nhất là Tân Lĩnh, Minh Chuẩn, Mường Lai, thị trấn Yên Thế... Từ năm 2005, diện tích trồng cam đã bị thu hẹp đáng kể. Theo số liệu thống kê của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, từ năm 2007 đến nay, mỗi

Từ đầu tháng 4 đến nay, cả tư thương và nông dân xã Bản Lầu, huyện Mường Khương (Lào Cai) như “ngồi trên đống lửa” vì dứa đã đến cuối kỳ thu hoạch, nhưng thương lái bỗng dừng việc thu mua, vận chuyển.

Từ nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông và Khuyến ngư tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ, sự phối hợp của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông, Hội Làm vườn huyện Lấp Vò triển khai thực hiện mô hình sản xuất xoài an toàn xã Định Yên với qui 5ha của 6 hộ dân thuộc ấp An Khương.