Tràm Liên Tục Mất Giá
Thời gian gần đây, giá cây tràm ở vùng ĐBSCL liên tục giảm khiến người trồng tràm lao đao. Trước thực trạng đó, nhiều chủ rừng đã ồ ạt chặt bỏ tràm chuyển sang trồng lúa.
Theo ghi nhận của PV tại Long An, thời điểm hiện tại, rất nhiều cánh rừng tràm đã bị các hộ nông dân phá bỏ nhằm lấy đất cải tạo xong để chuyển sang canh tác lúa.
Ông Huỳnh Văn Hùng (xã Thủy Tây, huyện Thạnh Hóa) có 1,4 ha tràm đã được 6 năm tuổi cho biết, trước việc giá tràm thời gian qua ở mức thấp, lợi nhuận từ cây tràm mang lại không cao nên ông cũng đành phải phá bỏ.
“Rừng tràm nhà tôi khoảng 2 năm nữa sẽ thu hoạch, tuy nhiên từ giờ mà đợi tới 2 năm tới thì ai biết giá tràm còn xuống nữa hay không. Vì thế, tôi chấp nhận khai thác bán củi cho thương lái với giá 300 đ/kg, để còn lấy đất làm lúa hiệu quả hơn. Với một chu kì kéo dài từ 6-8 năm cây tràm mới cho thu hoạch, mà với giá tràm như hiện nay, so với đầu tư làm lúa thì cây lúa vẫn kinh tế hơn nhiều”, ông Hùng nhẩm tính
Ông Dương Tuấn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tân Thạnh: “Trước mắt, để hạn chế việc phá bỏ vườn tràm tràn lan như hiện nay, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Thạnh sẽ thực hiện các biện pháp tuyên truyền và vận động bà con thấy được cái lợi và hại trước khi chuyển đổi, tránh tình trạng chạy theo tâm lí đám đông mà phá bỏ tràm một cách thiếu cân nhắc”.
Tương tự, hộ ông Nguyễn Bốn (xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh) cũng đang tiến hành khai thác 2,5 mẫu tràm. Gặp PV, ông cho biết: “Những lần trước đây nếu khai thác tràm xong thì gia đình tôi sẽ mua cây giống để tiến hành trồng mới lại ngay, nhưng do giá tràm bây giờ thấp quá nên tôi cho khai thác trắng luôn. Vườn tràm cứ khai thác đến đâu là tôi thuê máy móc tới đào gốc, cải tạo đất tới đó để nhanh chóng bắt tay vào làm lúa”.
Theo ông Dương Tuấn Khanh, Trưởng phòng Nông nghiệp- PTNT huyện Tân Thạnh, trước người dân trồng tràm chủ yếu để làm cừ tràm phụ vụ các công trình xây dựng. Tuy nhiên những năm gần đây, khi đa số cai thầu xây dựng chuyển sang dùng trụ bằng bê tông để gia cố phần móng, nhu cầu cừ tràm không còn được như trước, dẫn đến giá tràm bị đẩy xuống thấp.
Song, việc người dân phá bỏ rừng tràm để chuyển sang lúa cũng phải thận trọng, bởi chi phí để cải tạo đất đang trồng tràm chuyển sang lúa rất tốn kém. “Để cải tạo 1.000 m2 đất ít nhất cũng mất từ 7 - 8 triệu đồng rồi, hơn nữa đất được chuyển đổi đa phần là đất bạc màu nên nếu cứ ào ào canh tác lúa mà không chú trọng đầu tư, cũng như lo phần kĩ thuật thì hiệu quả chắc chắn không bao giờ cao được”, ông Khanh lo lắng.
Ông Bạch Văn Thanh Lâm, Hạt Kiểm lâm huyện Tân Thạnh chia sẻ: Chỉ trong một thời gian ngắn từ năm 2010 đến nay, diện tích rừng tràm trên địa bàn huyện đã suy giảm gần một nửa. Hiện toàn huyện chỉ còn khoảng 2.700 ha rừng tràm, tuy nhiên những năm tiếp theo con số này sẽ tiếp tục giảm mạnh là điều đã được ngành kiểm lâm dự báo trước.
“Biết là như vậy nhưng chúng tôi cũng chẳng có cách nào để giữ lại, vì rừng tràm ở đây được người dân tự đứng ra trồng trên đất nông nghiệp nhà mình. Một khi giá tràm xuống thấp thì họ phá bỏ để chuyển sang trồng cây khác cũng là điều không thể tránh khỏi”, ông Lâm nói.
Có thể bạn quan tâm
Thông tin này lan sang Cà Mau thế là ghe câu mực chuyển nghề. Ðáng nói là từ mức chào giá ban đầu ngất ngưởng gần 1 triệu đồng/kg, nay banh lông rớt xuống chỉ còn trên dưới 150.000 đồng/kg. Do chỉ duy nhất một đầu ra là thương lái Trung Quốc khiến giá cả con banh lông bấp bênh.
Không cần lặn lội đi xa mới mua được con giống vì ở trong tỉnh Quảng Ngãi đã có nơi cung ứng giống cá này. Thức ăn “xanh” cho cá chủ yếu là cỏ và lá mì có sẵn ở địa phương. Vật liệu làm lồng nuôi chỉ bằng tre… Nhiều hộ nuôi cá trắm cỏ đã tận dụng lợi thế, khai thác được con nước sông Trà Khúc chảy qua địa phương để phát triển kinh tế.
Loại cá sấu được các cơ sở ở Đồng Nai nuôi đều là cá sấu nước ngọt. Nguồn giống phần lớn được mua từ miền Tây, sau 1,5 - 2 năm nuôi cá sấu đạt 20 - 30 kg/con là xuất chuồng. Có những thời điểm như giữa năm 2014, giá cá sấu lên đến 280 ngàn đồng/kg, song hiện nay đã “hạ nhiệt” xuống còn 210 ngàn đồng/kg. Cá sấu chỉ cần trên 100 ngàn đồng/kg trở lên là đã rất hấp dẫn người nuôi.
Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin, sau 8 tháng nuôi thử nghiệm 2 lồng cá hồng, chim trắng vây vàng, cá dìa bằng công nghệ Đan Mạch, tại hai xã Lộc Bình (Phú Lộc) và Hải Dương (Hương Trà), Chi cục Nuôi trồng thủy sản tỉnh đã tổng kết mô hình.
Trong đó, diện tích thả nuôi tôm sú công nghiệp chiếm khoảng 300 ha với 435 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 4 – 6 tấn/ha; diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng trên 1.600 ha với gần 2.800 hộ nuôi, năng suất bình quân đạt từ 6 – 7 tấn/ha, tập trung tại các xã: Tân Hải, Phú Tân, Phú Thuận, Nguyễn Việt Khái, Việt Thắng và thị trấn Cái Đôi Vàm.