Trạm khuyến nông huyện Trần Đề tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển
Phòng kinh tế hạ tầng phối hợp Trạm khuyến nông huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật nuôi cua biển bằng nguồn giống sinh sản nhân tạo cho 30 nông dân ở xã Lịch Hội Thượng.
Dự lớp tập huấn, bà con được giới thiệu khái quát về đặc điểm sinh học, kỹ thuật nuôi cua thịt, nuôi cua ốp, cua lột và cách phòng và trị bệnh trên cua. Mục đích lớp tập huấn nhằm giúp nông dân nắm được một số kỹ thuật cơ bản trong nuôi cua biển để áp dụng vào sản xuất, nhằm đạt được hiệu quả và tăng lợi nhuận.
Được biết trong năm 2015, huyện sẽ triển khai 3 mô hình: nuôi cua biển, nuôi tôm càng xanh và trồng nấm rơm ở các xã Lịch Hội Thượng, Thạnh Thới Thuận, Viên An và Viên Bình.
Có thể bạn quan tâm
Nằm ở khu vực ĐBSCL nên Vĩnh Long có tiềm năng đa dạng trong sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Sự phong phú về đối tượng cây trồng, vật nuôi, cùng với lợi thế về điều kiện tự nhiên
Nhìn ngôi biệt thự đẹp lộng lẫy nằm giữa thôn Khúc, xã Phụng Công, huyện Văn Giang, Hưng Yên của anh Đỗ Văn Sỹ, ai cũng thán phục.
Theo ông Nguyễn Văn Hòa - xã Mỹ Phước, huyện Tân Phước (Tiền Giang): 2 tháng trước, không khí các vườn khóm ở Tân Phước hết sức ảm đạm do giá khóm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu đột ngột giảm mạnh, chỉ còn 2.000 - 2.200 đồng/kg
Những ngày này ở làng Xuân Trì (xã Hoàng Hanh, huyện Ninh Giang, Hải Dương), những thửa ruộng ớt cuối cùng đang được bà con nhổ hết để chuyển sang cấy lúa.
Đến thăm mô hình kinh tế VACR của chị Ra Phát Thị Gấm, người Cơ Tu ở thôn Brùa, xã Jơ Ngây (Đông Giang - Quảng Nam), chúng tôi thật sự thán phục trước sự đảm đang của chị