Indonesia và Malaysia sẽ thành lập Hội đồng sản xuất dầu cọ
CPOPC dự kiến sẽ ra mắt vào cuối tháng 10.
Thu hoạch quả cọ tại một khu vườn ở Medan, Indonesia.
Theo Bộ trưởng Điều phối các vấn đề hàng hải và tài nguyên, Rizal Ramli, CPOPC sẽ giúp duy trì ổn định giá cả của mặt hàng dầu cọ bằng cách phối hợp sản xuất và bố trí kho trữ để cung cấp cho thị trường toàn cầu.
Indonesia và Malaysia hiện đang kiểm soát 85% thị trường dầu cọ thế giới về dầu cọ, vì vậy sự tham gia của hai nước sẽ góp phần quan trọng đảm bảo ổn định giá cả trên thị trường. Indonesia và Malaysia cũng sẽ mời các nước sản xuất dầu cọ khác tham gia Hội đồng.
Bộ trưởng Rizal Ramli cho biết thêm, Hội đồng cũng sẽ mang lại sự hài hòa trong các tiêu chuẩn sản xuất dầu cọ dựa trên tính bền vững kinh tế, cải thiện khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
Việc nâng cao khả năng cạnh tranh là rất quan trọng bởi vì thị trường các nước tiên tiến thường áp dụng các tiêu chuẩn cao để bảo vệ các ngành công nghiệp khác như dầu đậu nành, hướng dương...
Phía Malaysia mong muốn Hội đồng sẽ khuyến khích việc phát triển ngành công nghiệp dầu cọ xanh và thân thiện môi trường.
Theo quan điểm đó, bên cạnh việc ổn định giá cả và hài hoà tiêu chuẩn, Hội đồng cũng sẽ có một ủy ban làm việc để nghiên cứu phát triển ngành công nghiệp dầu cọ bền vững.
Indonesia và Malaysia cũng có ý tưởng về việc tạo điều kiện cho các bên tư nhân quốc tế liên quan đến việc thành lập một khu kinh tế xanh cho ngành công nghiệp dầu cọ giá trị gia tăng.
Có thể bạn quan tâm
Chủ yếu hỗ trợ cho bà con trong vùng Dự án nuôi cá trên ruộng lúa thí điểm theo tổ hợp tác 33ha tại các xã Mỹ Phước (Mang Thít), Hiếu Nhơn, Hiếu Thành (Vũng Liêm), vốn đầu tư 400 triệu đồng. Nông dân tham gia dự án được hỗ trợ cá giống, 30% chi phí thức ăn và được trung tâm khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi.
Đến thôn Tài Tùng, xã Yên Than (huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh), hỏi trang trại nuôi gà của anh Phạm Văn Bình ai cũng biết, bởi anh là một trong những người tiên phong bỏ công sức và kinh phí để khôi phục lại giống gà Tiên Yên nổi tiếng trước đây.
Thỏ là vật dễ nuôi, không đòi hỏi nhiều công sức, vốn ít, có thể tận dụng thức ăn ngay tại địa phương, nhu cầu thị trường rất lớn, đang là một hướng đi mới trong phát triển chăn nuôi của nhiều hộ nông dân ở Quỳnh Phụ (Thái Bình).
Được tiếp sức nguồn vốn vay ưu đãi từ Agribank Hòa Vang (Đà Nẵng), nhiều nông dân đã đầu tư đúng hướng, vươn lên làm giàu chính đáng trên mảnh đất của mình.
Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân huyện Cái Bè (Tiền Giang) gieo sạ hơn 17 ngàn hecta. Cơ cấu giống vẫn là những giống lúa kháng rầy, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của địa phương, cho năng suất cao. Do điều kiện thời tiết thuận lợi, bên cạnh đó bà con nông dân đã tích cực chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa, nên hầu hết các diện tích đều phát triển tốt, tránh được bệnh rầy nâu và một số dịch bệnh hại lúa khác, ước tính năng suất bình quân đạt hơn 6 tấn/ha.