Trai Phố Thành Nông Dân Sản Xuất Giỏi
165ha mặt nước nuôi thuỷ sản ở phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Do được đầu tư đồng bộ nên nhiều hộ dân trên địa bàn phường đã đầu tư kinh phí nuôi nhiều giống thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình phải kể tới là hộ anh Nguyễn Hữu Phước.
Sau nhiều lần thất bại, đến nay, anh Phước đã thành công với mô hình nuôi tôm, cua với diện tích 2,6ha của gia đình ở khu 11, phường Hà An. Hiện nay, mô hình của gia đình anh Phước đã trở thành điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh. Trên diện tích mặt nước này, anh Phước chia thành 4 ao nuôi tôm và cua đem lại giá trị kinh tế cao.
Từ 4 ao này, mỗi năm, gia đình anh xuất bán hơn 8 tấn tôm, cua thương phẩm, trừ chi phí, cho thu lãi từ 250 đến 300 triệu đồng. Có được kết quả như ngày hôm nay, anh Phước phải trải qua nhiều lần thất bại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá trong nuôi thuỷ sản.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Nguyễn Hữu Phước sinh ra và lớn lên tại thị trấn Quảng Yên (nay là phường Quảng Yên). Là trai phố, nhưng anh lại rất cần cù, chịu khó, chẳng ngần ngại mà còn tỏ ra yêu thích các công việc nhà nông. Vì thế anh đã chọn học ngành thuỷ sản ở Đại học Nha Trang. Nguyễn Hữu Phước nhận thấy lợi thế vùng nước ở phường Hà An rất phù hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản nên quyết định chọn nơi này để lập nghiệp.
Anh Phước đã thuê diện tích 2,6ha để nuôi tôm, cua giống. Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn con giống, nguồn nước. Nhiều khi dịch bệnh khiến tôm, cua chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình anh.
Thất bại nhưng không hề nản chí, vừa làm anh vừa học hỏi và rút kinh nghiệm. Và rồi anh Phước đã thành công với mô hình nuôi cua và tôm thương phẩm. Tôm và cua nuôi của gia đình anh được các thương lái và chủ các nhà hàng đánh giá cao về chất lượng.
Từ vùng đất đầy tiềm năng này, anh Nguyễn Hữu Phước đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm, cua thương phẩm, khai thác tốt tiềm năng nguồn lao động và đất đai, tạo thu nhập cho gia đình cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng quê hương Hà An ngày càng khởi sắc.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản như hộ gia đình anh Phước giờ đây không còn hiếm hoi mà ngày càng xuất hiện nhiều trong phường, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Bí đỏ Cô tiên có xuất xứ từ Đài Loan do Công ty TNHH Mường Hoa, Hợp tác xã Mai Anh (Lào Cai) cung cấp, được gieo trồng tại huyện Mường Khương trong vụ vừa qua với tổng diện tích 56,4 ha. Có 8 xã, thị trấn tham gia trồng hai giống bí này.
Để người trồng mía thoát khỏi cái bóng của sự nghèo khó, đã đến lúc nói đến công nghệ trồng mía tiên tiến. Nhiều mô hình công nghệ đã được chia sẻ tại hội thảo quốc tế lần 2 chủ đề “Giải pháp giảm chi phí sản xuất mía, nâng cao thu nhập cho người nông dân” do Thành Thành Công tổ chức tuần trước.
Tin đồn tưởng chỉ độc quyền ở mồm miệng dân đen, ở quán cóc vỉa hè giờ bỗng chễm chệ, hiện hình trên các phương tiện truyền thông nhất là cộng đồng báo mạng khiến cho độc giả co rúm lên sợ hãi vì không biết mình sẽ phải ăn gì, mặc gì, dùng gì cho khỏi bị ngộ độc…
Ông Nguyễn Văn Thanh, người nuôi cá lóc ở thị trần Trà Cú (Trà Vinh) cho biết: Sau nhiều tháng cá lóc thương phẩm giảm dưới mức giá thành thì nay đã tăng mạnh trở lại và đang đứng ở mức 37.000 đ/kg.
Giá lúa bất ngờ đổi chiều và liên tục tăng khiến nhiều thương lái tranh nhau tìm mua lúa khắp nơi, không phân biệt chủng loại nhưng vẫn không mua được sản lượng lớn. Cụ thể, đối với lúa tươi thu mua tại ruộng giá dao động từ 5.400- 5.500 đ/kg, lúa khô có giá từ 5.800- 6.000 đ/kg đối với các giống OM 5451, IR 6976 và IR 50404. Riêng đối với lúa khô tạm trữ từ vụ ĐX lên đến 7.000 đ/kg.