Thu bạc triệu nhờ nuôi ếch
Theo ông Cao Văn Lô - Phó Chủ tịch Hội ND huyện Thủ Thừa (Long An), trước đây, bà con làm lúa ở nhiều xã có lợi nhuận thấp, chăn nuôi gia súc, gia cầm hay vướng dịch bệnh và thị trường tiêu thụ bấp bênh.
Nhằm hỗ trợ nông dân cải thiện thu nhập, Hội ND huyện đã phát động phong trào cải tạo vườn tạp; chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thực hiện các mô hình phát triển kinh tế hộ, trong đó có mô hình nuôi ếch ở xã Long Thạnh.
Năm 2011, khi Hội ND xã Long Thạnh phát động phong trào chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, cả xã chỉ có 3 hộ nuôi ếch với số lượng vài trăm con, kỹ thuật chưa rành, bà con không có lãi. Hội ND đã đấu mối giúp các hộ, trong đó có anh Cao Văn Khánh đến tỉnh Đồng Tháp để học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng nuôi ếch từ việc chọn con giống, ương trứng, nuôi ếch con, cho đến kỹ thuật chăm sóc ếch trưởng thành. Lứa ếch thứ 2 chỉ kéo dài 2 tháng 10 ngày, nhưng anh Khánh và một số hộ khác đã thu hoạch ếch có lãi. Mô hình nuôi ếch từ đó nhân rộng ra địa bàn.
Đến nay, toàn xã đã có trên 40 hộ nuôi ếch với số lượng nuôi mỗi hộ từ 3.000 - 5.000 con, giá bán từ 33.000 đồng đến 35.000 đồng/kg, nông dân có lãi, cải thiện thu nhập. Nhờ nuôi ếch, một số hộ như anh Khánh, Khẩn, Đúng, Sơn… đã vươn lên khá, giàu.
Anh Cao Phú Khánh, hội viên chi hội ND ấp 2 chia sẻ: “Tôi đã biết kỹ thuật cho ếch đẻ trứng, ương trứng, nuôi trên 12.000 ếch con trong vuông ao; nuôi ếch chung với cá rô, cá trê vàng. Bình quân mỗi năm nuôi 3 lứa ếch, lãi 20 triệu đồng/lứa. Ngoài tiêu thụ trong tỉnh, chúng tôi hiện cung cấp ếch cho chợ đầu mối Bình Điền, TP.Hồ Chí Minh. Nhờ nuôi thêm ếch, đời sống nhiều hộ trở nên khấm khá hơn”.
Theo bà Phạm Thị Ngọc Huệ - Phó Bí thư Đảng ủy xã Long Thạnh, nông dân trong xã được vay vốn để nuôi ếch, nuôi cá từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, Ngân hàng Chính sách xã hội. UBND xã hỗ trợ ND từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế của địa phương và giúp bà con tiếp cận với chính sách hỗ trợ nông dân nuôi thủy sản theo Quyết định 54 của UBND tỉnh…
Có thể bạn quan tâm
Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.
1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm. Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.
Về xã biển Hải Đông (Hải Hậu, Nam Định) hỏi thăm Cường “tôm” thì ai ai cũng biết. Anh là người đầu tiên nuôi tôm thẻ chân trắng của xã và đã có cuộc sống giàu có từ mô hình này.