Trai Phố Thành Nông Dân Sản Xuất Giỏi

165ha mặt nước nuôi thuỷ sản ở phường Hà An (TX Quảng Yên, Quảng Ninh) đã được đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng từ năm 2010 với tổng mức đầu tư trên 30 tỷ đồng, trong đó người dân đóng góp hơn 10 tỷ đồng. Do được đầu tư đồng bộ nên nhiều hộ dân trên địa bàn phường đã đầu tư kinh phí nuôi nhiều giống thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình phải kể tới là hộ anh Nguyễn Hữu Phước.
Sau nhiều lần thất bại, đến nay, anh Phước đã thành công với mô hình nuôi tôm, cua với diện tích 2,6ha của gia đình ở khu 11, phường Hà An. Hiện nay, mô hình của gia đình anh Phước đã trở thành điểm đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh. Trên diện tích mặt nước này, anh Phước chia thành 4 ao nuôi tôm và cua đem lại giá trị kinh tế cao.
Từ 4 ao này, mỗi năm, gia đình anh xuất bán hơn 8 tấn tôm, cua thương phẩm, trừ chi phí, cho thu lãi từ 250 đến 300 triệu đồng. Có được kết quả như ngày hôm nay, anh Phước phải trải qua nhiều lần thất bại, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm quý giá trong nuôi thuỷ sản.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết: Nguyễn Hữu Phước sinh ra và lớn lên tại thị trấn Quảng Yên (nay là phường Quảng Yên). Là trai phố, nhưng anh lại rất cần cù, chịu khó, chẳng ngần ngại mà còn tỏ ra yêu thích các công việc nhà nông. Vì thế anh đã chọn học ngành thuỷ sản ở Đại học Nha Trang. Nguyễn Hữu Phước nhận thấy lợi thế vùng nước ở phường Hà An rất phù hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản nên quyết định chọn nơi này để lập nghiệp.
Anh Phước đã thuê diện tích 2,6ha để nuôi tôm, cua giống. Thời gian đầu, anh gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọn con giống, nguồn nước. Nhiều khi dịch bệnh khiến tôm, cua chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng nề cho gia đình anh.
Thất bại nhưng không hề nản chí, vừa làm anh vừa học hỏi và rút kinh nghiệm. Và rồi anh Phước đã thành công với mô hình nuôi cua và tôm thương phẩm. Tôm và cua nuôi của gia đình anh được các thương lái và chủ các nhà hàng đánh giá cao về chất lượng.
Từ vùng đất đầy tiềm năng này, anh Nguyễn Hữu Phước đã nỗ lực vượt khó, mạnh dạn đầu tư xây dựng mô hình nuôi tôm, cua thương phẩm, khai thác tốt tiềm năng nguồn lao động và đất đai, tạo thu nhập cho gia đình cũng như đóng góp cho ngân sách nhà nước, góp phần xây dựng quê hương Hà An ngày càng khởi sắc.
Mô hình nuôi trồng thuỷ sản như hộ gia đình anh Phước giờ đây không còn hiếm hoi mà ngày càng xuất hiện nhiều trong phường, góp phần vào sự phát triển của địa phương.
Related news

Nhiều hộ nghèo, cận nghèo ở Quảng Ngãi thoát nghèo là nhờ sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH). Tuy vậy, sau niềm vui thoát nghèo cuộc sống vẫn còn bấp bênh nên rất cần có một nguồn vốn ưu đãi tiếp theo để họ phát triển kinh tế.

Vì thế, lệnh áp thuế đối với cá tra nhập khẩu từ VN sẽ được tiếp tục áp dụng. Tháng 6.2014, ITC thông báo mở cuộc rà soát lần thứ 2; đến ngày 29.9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra quyết định liên quan đến đợt rà soát lần 2 và kết luận việc dỡ bỏ lệnh thuế có thể dẫn tới tiếp tục hoặc tái diễn phá giá.

Ngày 29/1/2012, Nhà máy Đạm Cà Mau chính thức đón sản phẩm đầu tiên. Từ đó đến nay, nhà máy luôn duy trì sản xuất ổn định, an toàn, đạt công suất cao. Sản lượng Đạm Cà Mau hiện đáp ứng khoảng 40% nhu cầu trong nước, đưa Công ty TNHH MTV Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) trở thành một trong những nhà sản xuất và kinh doanh phân bón hàng đầu của Việt Nam.

Ưu tiên mọi nguồn lực để tập trung đầu tư phát triển KT-XH vùng miền núi là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm thu hẹp khoảng cách giữa miền núi với đồng bằng. Chỉ tính riêng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bình quân mỗi năm tổng các nguồn đầu tư cho một huyện miền núi như Hướng Hóa là hơn 50 tỷ đồng, Đakrông khoảng 30 tỷ đồng.

Ngày 7-11, Trạm Khuyến nông huyện Định Hoá phối hợp Công ty cổ phần Syngenta, Công ty Bảo vệ thực vật An Giang đã tổ chức hội thảo đánh giá kết quả thực hiện mô hình trình diễn giống ngô lai NK7328 với quy mô 0,28ha tại xóm Bản Lanh, xã Kim Phượng.