Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nuôi lươn đồng trong can nhựa - mô hình độc nhất miền Tây

Nuôi lươn đồng trong can nhựa - mô hình độc nhất miền Tây
Tác giả: Chúc Ly
Ngày đăng: 15/02/2016

Lão nông Bùi Tấn Thịnh (khu vực IV, phường IV, TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) là người đầu tiên thực hiện thành công mô hình nuôi lươn đồng thâm canh trong can nhựa.

Sau hơn 8 năm trời đến với nghề nuôi lươn, trải qua nhiều lần không thành công, ông Thịnh bắt đầu thực hiện mô hình nuôi lươn trong can nhựa từ năm 2013 và đã đạt được kết quả rất tốt.

Ông Thịnh cho biết: “Ban đầu tôi nuôi lươn trong bể xi măng nhưng nhiều lần thất bại, tổn thất hàng chục triệu đồng.

Sau thời gian dài nghiên cứu, quyết tâm nuôi thành công con lươn đồng, tôi đã nghĩ ra cách nuôi lươn trong các can nhựa, trong môi trường nước tự nhiên”.

Theo ông Thịnh, nuôi lươn trong can nhựa đỡ công chăm sóc lại tiết kiệm được chi phí thức ăn.

Các can nhựa được treo cố định dưới 1 khung tre hình chữ nhật đặt dưới nước, khung tre cách mặt nước khoảng 40-50cm, các can nuôi cách mặt nước từ 20-30cm.

Cụ thể, ông Thịnh sử dụng những chiếc can nhựa loại 30 lít (giá khoảng 15.000 đồng/can), hình chữ nhật kích thước 60x35x20cm, được đục lỗ xung quanh.

Ông đặt các can nhựa dưới sông sau đó thả lươn giống vào đó nuôi trong thời gian khoảng 8 tháng thì thu hoạch.

Trung bình 1 can nhựa sẽ nuôi được khoảng 1kg lươn giống.

Với cách nuôi này người nuôi không cần phải thay nước cho lươn lại đỡ tốn công chăm sóc, đỡ tốn thức ăn và thân thiện với môi trường.

Khi con lươn đạt trọng lượng từ 300-400gram là có thể thu hoạch được.

Vụ lươn vừa rồi, với 24 can nhựa, ông Thịnh thu hoạch được 310kg lươn thương phẩm, với giá bán trung bình 160.000 đồng/kg, thu lãi gần 30 triệu đồng.

Hiện ông Thịnh đang nuôi lươn trong 32 can nhựa, lươn phát triển rất tốt.

1 can nhựa nuôi được khoảng 1 kg lươn giống, khi xuất bán có thể đạt từ 15-16kg lươn thành phẩm.

Trung bình 1 can lươn cho lợi nhuận gần 1 triệu đồng.

Với cách nuôi này, con lươn đồng phát triển tự nhiên, có màu vàng và bóng, tỷ lệ hao hụt gần như bằng 0

Yếu tố quan trọng để thành công ở mô hình này là cách thuần lươn trước khi đưa vào can nuôi.

Ông Thịnh đang thực hiện quy trình thuần lươn bằng thuốc nam do ông tự nghiên cứu.

Các can nhựa được đục nhiều lỗ xung quanh, với hai kích cỡ là 10mm và 6mm, dùng cho hai cỡ lươn giống.

Các lỗ này có tác dụng cung cấp ôxi cho lươn sống.

Sau đó xỏ các thanh tre có chiều dài khoảng 4-5cm để lươn quấn vào sinh trưởng

Một can nhựa để nuôi lươn hoàn chỉnh.

Đặc biệt ông Thịnh thiết kế một túi vải được cố định ở nắp can, xung quanh có khoét nhiều lỗ để cho thức ăn vào đó, khi đói lươn sẽ tự động rỉa thức ăn trong túi, tiết kiệm được lượng thức ăn bị trôi ra bên ngoài.

Với cỡ lươn giống 30-40 con/kg, thức ăn nuôi lươn lươn là hỗn hợp thịt ốc xay nhuyễn trộn với thức ăn viên nuôi cá có độ đạm 30-40%, cho ăn 1 lần/ngày vào buổi chiều.

Mỗi khi muốn cho ăn thì mở nắp can và cho thức ăn vào.

Các can lươn cách nhau khoảng 2cm.

Hiện ông Thịnh đang nghiên cứu dùng các thùng nhựa hình trụ để làm dàn khung treo các can nhựa thay cho khung tre.

Với vật liệu mới này, ông Thịnh ước tính chỉ cần 3 thùng nhựa là có thể treo được khoảng 120 can lươn.

Bạn đọc quan tâm mô hình nuôi lươn trong can nhựa có thể liên hệ với ông Thịnh qua số điện thoại: 01264178916.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi tôm lót bạt - chi phí thấp, lợi nhuận khủng Nuôi tôm lót bạt - chi phí thấp, lợi nhuận khủng

Trong khi nhiều nông dân ở Cà Mau đang vỡ nợ vì nuôi tôm công nghiệp, phải cầm cố ruộng đất hoặc bỏ xứ đi làm ăn xa thì không ít người vẫn thành công từ con tôm nhờ áp dụng mô hình nuôi lót bạt trên ao nhỏ.

23/01/2016
Làm giàu nhờ rừng lãi ròng trăm triệu mỗi năm Làm giàu nhờ rừng lãi ròng trăm triệu mỗi năm

Khi mới khởi nghiệp nghề nông, anh Nguyễn Thành Cung ở thôn Ban Mai, xã Ba, huyện Đông Giang (Quảng Nam) đã thất bại và mất một khoản tiền lớn. Thế nhưng, nhờ bền chí, anh quyết tâm làm lại từ đầu và đến nay cuộc sống gia đình đã trở nên khấm khá.

30/01/2016
Học nuôi cá tại ao nhà mình Học nuôi cá tại ao nhà mình

Nhờ được đào tạo nghề bài bản, nhiều hộ nông dân (ND) vùng nuôi trồng thủy sản tập trung ở thôn Tòng Hóa, xã Đoàn Kết, huyện Thanh Miện (Hải Dương) đã có thu nhập cao từ mô hình vườn - ao - chuồng.

02/02/2016