Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu

Trái mắc ca không biết tiêu thụ ở đâu
Ngày đăng: 22/07/2015

Ông Lưu Văn Khởi (xã Ea Tân, huyện Krông Năng) cho biết vườn mắc ca 300 cây trên diện tích 3ha của gia đình ông đã trồng được tám năm nhưng vẫn chưa bán được vụ nào.

“Năm ngoái thu được khoảng 50kg, nhưng đổ rụng nên tôi để ăn hết chứ có bán được đồng nào đâu. Nghe quảng cáo là cây “triệu đô”, sắp mở cơ sở chế biến ở Đắk Lắk, xuất khẩu sang Úc nên chúng tôi cũng trồng thử. Nhưng cho đến nay vẫn chưa biết bán cho ai, chưa biết chở đi đâu để thanh lý đống mắc ca này” - ông Khởi cho biết.

Ông Phan Xuân Hảo (Ea Tân) - chủ vườn mắc ca với 630 cây - cho biết đã mua giống với giá 80.000 đồng/cây, cộng cả chi phí ban đầu là gần 75 triệu đồng, được trạm giống cam kết là sau ba năm không đậu quả sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm.

“Nhưng đến nay đã hơn ba năm, rất nhiều cây không đậu quả, chúng tôi có thông báo cũng chưa thấy họ giúp đỡ gì” - ông Hảo bức xúc nói.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Lê Rễ - trưởng Phòng NN&PTNT huyện Krông Năng - cho biết đã từng khuyến cáo người dân cẩn thận khi trồng loại cây này.

“Nhưng nhiều người dân nghe những thông tin về loại cây “triệu đô” từ các tổ chức cá nhân cung ứng và kinh doanh giống mắc ca nên đổ xô vào mua giống về trồng dẫn đến thua lỗ như hiện nay...” - ông Rễ nói.


Có thể bạn quan tâm

Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04 Hàng Trăm Hộ Khá Lên Nhờ Bò 04

Vào giữa năm 2002, cả tỉnh Bình Thuận triển khai thực hiện Nghị quyết 04 của Tỉnh ủy. Theo đó, những hộ đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh Bình Thuận được vay vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội để nuôi bò. Thế rồi, đại bộ phận đồng bào đã có từ 1 - 2 con bò do các cơ quan được chỉ định mua bò giống, cung cấp. Nhiều hộ nuôi từ 1 - 2 con trước đây, vài năm sau có 4 - 5 con, thậm chí có đàn trên dưới 25 con. Ông Mai Sên, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh, cho biết: Chương trình phát triển đàn bò 04, Ngân hàng Chính sách xã hội đã cho 3.160 hộ đồng bào dân tộc thiểu số vay 22.035 triệu đồng để mua 4.680 con trâu, bò. Trong đó, có 186 con bò đực giống trị giá 1.928 triệu đồng…

11/11/2013
Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha Sa Pa Mở Rộng Diện Tích Trồng Atiso Lên Gần 48 Ha

Năm 2013, huyện SaPa phấn đấu thực hiện mở rộng diện tích trồng cây Atiso lên 47,8 ha, tăng 15,8 ha so với năm 2012. Theo kế hoạch, thị trấn SaPa trồng 19 ha, xã Sa Pả trồng 12,6 ha, Lao Chải trồng 2,5 ha, Hầu Thào trồng 3,5 ha, Tả Phìn trồng 9 ha và Tả Van trồng 1,2 ha.

11/11/2013
Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap Sẵn Sàng Trả Giá Cao Cho Gạo GlobalGap

Một cuộc khảo sát cho thấy, có 60% số ý kiến được hỏi đồng ý trả giá cao hơn thị trường để được dùng gạo GlobalGap - thực hành sản xuất nông ngiệp tốt.

11/11/2013
Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ Bắp Không Hạt, Dân Lãnh Đủ

Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro - Gia Lai) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

11/11/2013
Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà” Nhân Rộng Mô Hình Trồng Nấm Cần Sự Chung Tay “Bốn Nhà”

Dù đã phát triển hơn mười năm, nhưng mô hình trồng nấm rơm vẫn chỉ dừng lại ở xã Phú Lương (huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế). Nhân rộng mô hình trồng nấm, góp phần phát triển kinh tế là vấn đề cần quan tâm

11/11/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.