Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng
Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.
Chủ cửa hàng trái cây Bông - chợ Cao Lãnh cho biết: “Khoảng vài năm trước, trái cây TQ hầu như chiếm lĩnh thị trường với giá cả mềm, vẻ ngoài rất bắt mắt. Tuy nhiên, khoảng hơn tháng nay, tiếp tục có thông tin trong trái cây TQ chứa chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nên người mua tìm sản phẩm khác. Hầu như, khi khách hỏi thăm sản phẩm biết là hàng TQ là họ bỏ đi. Nhiều lúc, chúng tôi thuyết phục không phải là hàng Trung Quốc, họ cũng không tin tưởng, trừ những khách quen”.
Trước thực trạng trên, nhiều tiểu thương đã thay “chiến thuật”, bày bán những sản phẩm của Việt Nam với những mặt hàng gần gũi với người tiêu dùng để hạn chế việc hoài nghi đối với sản phẩm TQ.
Khi trái cây TQ hết được “sủng hạnh” chính là cơ hội cho nông sản của Việt Nam. Nhiều tiểu thương cho rằng, mùa này sản phẩm hàng nội rất nhiều, giá vừa phải và rất ngon nên không nhập hàng ngoại dù là sản phẩm uy tín của các nước.
Chị Nguyễn Ngọc Trang, phường 1 - TP.Cao Lãnh cho hay: “Khi sử dụng trái cây, tôi đến những chỗ bán quen vì lo lắng hàng hóa bị đánh tráo, thay đổi nhãn mác. Tôi nghe thông tin một số trái cây TQ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi đó nước ta lại có nhiều trái cây phân bố theo mùa, vì thế dùng trái cây trong nước vừa an toàn, vừa ủng hộ trái cây Việt”.
Chủ cửa hàng rau củ Mai Hoa chợ Cao Lãnh cho biết: “Hiện nay, ngoài sản phẩm của Đà Lạt được khách ưa chuộng thì sản phẩm tại địa phương là lựa chọn tiếp theo của người tiêu dùng. Riêng mặt hàng rau, củ TQ, số lượng hàng hóa giảm rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, tại sạp cũng nhập về chút ít để người tiêu dùng có thể chọn lựa loại phù hợp với túi tiền nhất”.
Có thể bạn quan tâm
Sau khi làm chuồng trại bảo đảm theo tiêu chuẩn, an toàn tuyệt đối, được Chi cục Kiểm lâm Quảng Bình kiểm tra, cấp giấy phép; tháng 7-2012 anh Bùi Thanh Tâm ở thôn Tây, xã Vạn Ninh (Quảng Ninh) ra huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa mua 100 con rắn hổ mang giống với giá 25 triệu đồng về nuôi.
Thế nhưng, cuộc sống ngày càng phát triển, người ta không còn chọn xích lô để làm phương tiện đi lại nên công việc của ông ngày càng khó khăn. Ông nói: “Lúc đó tôi muốn về quê, nhưng nghĩ lại, phải kiếm cái nghề gì đã. Rồi tôi theo mấy người bạn của mình đi học cách chăn nuôi bò, vì nghĩ về quê thì chăn nuôi là hợp lý nhất”. Sau những tháng ngày học hỏi và tích góp kiến thức cũng như kỹ thuật nuôi bò, ông Nông khăn gói về quê.
Dự án “Ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò BBB trên nền bò cái lai Sind thành đàn bò lai F1 hướng thịt trên địa bàn TP Hà Nội” được UBND thành phố phê duyệt tháng 2 - 2012 và giao Công ty TNHH MTV Giống gia súc Hà Nội (công ty) làm chủ đầu tư. Sau hơn hai năm thực hiện bước đầu đã đạt kết quả khả quan.
Chị Chuẩn lý giải rất hợp lý: Chăn nuôi trâu bò, đòi hỏi phải có nhiều vốn và điều kiện chăn thả cũng cần được tính toán kỹ lưỡng. Trong khi đó, chỉ cần tầm 7 triệu đồng là đã có một cặp dê giống. Hơn nữa, dê còn có khả năng kháng bệnh cao và không chiếm quá nhiều diện tích đất làm chuồng trại, nên mô hình này rất phù hợp với những ai ít vốn hoặc những người mới bắt đầu khởi nghiệp.
Vừa dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh trang trại, anh Võ Văn Lựu vừa hồ hởi cho biết: Lớn lên trên vùng đất Tú Loan (xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), chứng kiến cảnh người dân quanh năm vất vả với độc canh cây lúa, đất cằn nên cuộc sống cứ mãi chật vật. Trăn trở để tìm hướng đi mới, cuối cùng anh nhận thấy điều kiện đất đai ở đây với diện tích đất hoang hóa còn lại khá nhiều, cộng với nhiều trảng cát rộng, rất phù hợp cho chăn nuôi đà điểu.