Trái Cây Việt Được Khách Hàng Ưa Chuộng
Khoảng gần tháng nay, tại các chợ bán lẻ ở TP.Cao Lãnh hầu như vắng bóng trái cây TQ. Thay vào đó, trái cây Việt Nam như chôm chôm, măng cụt, thanh long... tràn ngập chợ, giá mềm. Tại một số chợ như Cao lãnh, Sa Đéc, các loại trái cây bị người tiêu dùng “điểm” vào danh sách xuất xứ TQ như táo, lê, nho... hầu như chỉ một, hai nơi bán. Ở một số sạp, mặc dù người bán chủ động thông tin cần thiết nhưng cũng vắng người mua.
Chủ cửa hàng trái cây Bông - chợ Cao Lãnh cho biết: “Khoảng vài năm trước, trái cây TQ hầu như chiếm lĩnh thị trường với giá cả mềm, vẻ ngoài rất bắt mắt. Tuy nhiên, khoảng hơn tháng nay, tiếp tục có thông tin trong trái cây TQ chứa chất nguy hiểm gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng nên người mua tìm sản phẩm khác. Hầu như, khi khách hỏi thăm sản phẩm biết là hàng TQ là họ bỏ đi. Nhiều lúc, chúng tôi thuyết phục không phải là hàng Trung Quốc, họ cũng không tin tưởng, trừ những khách quen”.
Trước thực trạng trên, nhiều tiểu thương đã thay “chiến thuật”, bày bán những sản phẩm của Việt Nam với những mặt hàng gần gũi với người tiêu dùng để hạn chế việc hoài nghi đối với sản phẩm TQ.
Khi trái cây TQ hết được “sủng hạnh” chính là cơ hội cho nông sản của Việt Nam. Nhiều tiểu thương cho rằng, mùa này sản phẩm hàng nội rất nhiều, giá vừa phải và rất ngon nên không nhập hàng ngoại dù là sản phẩm uy tín của các nước.
Chị Nguyễn Ngọc Trang, phường 1 - TP.Cao Lãnh cho hay: “Khi sử dụng trái cây, tôi đến những chỗ bán quen vì lo lắng hàng hóa bị đánh tráo, thay đổi nhãn mác. Tôi nghe thông tin một số trái cây TQ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, trong khi đó nước ta lại có nhiều trái cây phân bố theo mùa, vì thế dùng trái cây trong nước vừa an toàn, vừa ủng hộ trái cây Việt”.
Chủ cửa hàng rau củ Mai Hoa chợ Cao Lãnh cho biết: “Hiện nay, ngoài sản phẩm của Đà Lạt được khách ưa chuộng thì sản phẩm tại địa phương là lựa chọn tiếp theo của người tiêu dùng. Riêng mặt hàng rau, củ TQ, số lượng hàng hóa giảm rất nhiều so với trước. Tuy nhiên, tại sạp cũng nhập về chút ít để người tiêu dùng có thể chọn lựa loại phù hợp với túi tiền nhất”.
Related news
Năm 2013, Việt Nam đã NK bông nguyên liệu từ 19 nước trên tổng số 55 quốc gia châu Phi. Các nước cung cấp chính chủ yếu nằm ở khu vực Tây Phi và một số nước Đông Phi. Một số DN Việt Nam nhận xét, nguồn bông này có chất lượng khá tốt, giá hợp lý và phù hợp với yêu cầu sản xuất tại Việt Nam.
Tuy diện tích tăng hàng năm không nhiều, nhưng sản lượng thì tăng khá nhanh, do được đầu tư sản xuất theo hình thức thâm canh, bán thâm canh theo hướng an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, cùng với việc hình thành các vùng nuôi tập trung với các đối tượng như: cá tra, cá trê lai, rô đồng, thát lát…
Theo đó, Quy chuẩn quy định những điều kiện về địa điểm nuôi; cơ sở hạ tầng; hoạt động nuôi; nước thải, chất thải; lao động kỹ thuật của cơ sở nuôi thâm canh cá Tra trong ao (cơ sở nuôi) để bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.
Sò điệp quạt là đối tượng hải sản có giá trị xuất khẩu cao, nhưng nguồn lợi trong tự nhiên đang bị cạn kiệt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động chế biến xuất khẩu. Xuất phát từ nhu cầu thực tế, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 3 đã liên kết với doanh nghiệp và ngư dân thực hiện dự án “Sản xuất giống và nuôi thương phẩm sò điệp quạt” nhằm tái tạo nguồn lợi hải sản này.
Ông Nguyễn Văn Thống, ấp Tân Phong, xã Phong Điền, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) là hộ dân rất thành công với mô hình nuôi sò huyết. Ông đang phát triển nhân rộng mô hình này trong đầm Thị Tường. Vụ sò huyết vừa rồi, từ đầu năm đến nay ông đã thu được hơn tỷ bạc.