Làm Giàu Từ Gà Siêu Trứng

Năm 1997, ông Trần Đình Dần (sinh năm 1962) ở thôn 14, xã Nam Dong (Chư Jút) mở trang trại nuôi gà siêu trứng với số lượng ban đầu là 300 con.
Ban đầu do chưa biết kỹ thuật nuôi nên ông đã mày mò tìm hiểu từ sách báo, và dần dà ông cũng biết cách chăn nuôi. Vì vậy, chỉ 6 tháng sau, gà đã cho lợi nhuận từ trứng hàng ngày. Thấy có thể thoát nghèo từ nuôi gà, ông mang sổ đỏ đi thế chấp ngân hàng vay 100 triệu đồng về xây chuồng trại và nhân đàn gà lên 2000 con.
Kể từ đó, vợ chồng ông làm việc từ sáng sớm đến chiều tối mịt mới được nghỉ ngơi bởi 4 khu chuồng trại gà cần nhiều sức lao động. Thế nhưng sau đó hai năm ông bị trắng tay bởi dịch cúm gia cầm H5N1 đã làm cho hơn 2000 con gà chết sạch.
Không nản chí, ông quyết tâm gây dựng lại gần như từ đầu với 500 con gà giống; tiếp tục tìm tòi, thông qua các lớp tập huấn chăm sóc, phòng bệnh… gia cầm để áp dụng. Đến năm 20.5, trang trại của ông Dần đã có số gà siêu trứng lên đến 4.000 con, trừ các khoản chi phí như thức ăn, thuốc phòng và chữa trị bệnh cùng các khoản chi phí khác, mỗi tháng gia đình thu nhập trung bình từ 20 triệu đồng trở lên.
Năm 2008, ông mới bắt đầu xây cất nhà cửa để ăn ở cho đàng hoàng và mua thêm đất đai mở rộng khu trang trại. Hiện tại, ông Dần có 4 khu chuyên chăn nuôi 5.000 con gà siêu trứng, 3000 m2 ao nuôi cá và 5 con bò cái sinh sản mỗi năm 5 con bê. Ông mướn thêm 7 công nhân làm việc thường xuyên tại trang trại, ngoài ra có nhiều công nhân hợp đồng theo thời vụ.
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, tháng nào ông cũng có hơn 120.000 quả trứng gà bán ra thị trường cho lãi từ 2 triệu đến 2,5 triệu đồng/ngày. Ông cho biết trứng được những người bán buôn đưa xe tải nhỏ đến tận nhà lấy 2 ngày một lần.
Có thể bạn quan tâm

Thời gian qua, mô hình trồng rau hữu cơ sinh học tại xã Lộc Thuận, huyện Bình Đại tiếp tục được duy trì và mở rộng. Qua thực hiện mô hình này, người nông dân rất phấn khởi vì mô hình này làm giảm chi phí sản xuất, góp phần tăng trưởng kinh tế gia đình. Mặt khác, người nông dân tham gia trồng rau hữu cơ sinh học không chỉ vì mục đích lợi nhuận mà còn hướng tới việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.

Để có được trang trại dâu tây rộng 3ha ngay trong khuôn viên Khu du lịch hồ Than Thở (Đà Lạt – Lâm Đồng) theo tiêu chuẩn châu u, gia đình bà Nguyễn Thị Bích Thủy đã phải thuê một số chuyên gia đến từ Pháp và Hà Lan tư vấn, thiết kế, giám sát kỹ thuật.

Anh Nguyễn Bá Thành, chủ vườn khoe: Vườn rộng 6.000 m2, năm 2004, tôi trồng gần 400 gốc xoài ta nhưng năng suất, chất lượng và giá trị kinh tế thấp, đến năm 2011, tôi đã ghép với giống xoài Đài Loan. Đến nay, các cành ghép đều phát triển tốt, những cây ghép năm thứ 3 đã cho gần 1 tạ quả/cây.

Tuy nhiên, khác với các nơi khác chủ yếu trồng các loại tre như tre bát độ, tre điền trúc, tre gai… thì ở đây người dân lại trồng cây tre vàng sọc xanh, giống tre lâu nay được biết đến như một loại tre trồng làm hàng rào, làm cảnh. Đây là cây trồng được đánh giá có nhiều ưu điểm ở quy mô làm kinh tế gia đình.

Để thực hiện thắng lợi vụ lúa trên đất nuôi tôm, ngay từ đầu năm, công tác tuyên truyền được chính quyền các địa phương đẩy mạnh. Nhờ đó, người dân thấy được lợi ích của việc cấy 1 vụ lúa trên đất nuôi tôm và đăng ký tham gia.