Trái cây lại loạn giá
Mít Thái, chôm chôm, thanh long đủ loại trái cây tại vườn rớt xuống chỉ còn... 500 đồng đến 6.000 - 7.000 đồng/kg, trong khi tại thị trường bán lẻ hàng hóa rất nhiều, giá hàng loại 1 vẫn bán được giá, thậm chí tăng lên.
Nhiều hộ nông dân tại Long Khánh (Đồng Nai) cho biết gần một tháng qua giá chôm chôm rớt liên tục, đầu vụ giá chôm chôm Thái, nhãn bán tại vườn 30.000 đồng/kg, sau đó rớt liên tục xuống mức giá 6.000 - 7.000 đồng/kg.
Mít Thái cũng chỉ còn 2.000 đồng/kg, chuối 1.000 - 2.000 đồng/kg, nhãn 6.000 - 7.000 đồng, thanh long loại dạt chỉ có 500 đồng/kg, loại cao cấp hơn cũng chỉ 4.000 - 5.000 đồng/kg, ruột đỏ 8.000 - 10.000 đồng/kg.
Đại diện vựa trái cây Thanh Trung (bến xe Long Khánh) cho biết mít vào mùa và không ngọt nên ít người mua, hiện chỉ bỏ số lượng ít cho nhà máy chế biến, sấy nên mít tồn đọng phải giảm giá mua từ nông dân.
Tương tự, ông Nguyễn Hữu Nghĩa (Long Khánh) cho hay mỗi cây chuối cho thu hoạch từ 15 - 20kg, với giá bán 1.500 đồng/kg như hiện nay coi như cầm chắc lỗ.
Tại chợ đầu mối Thủ Đức (TP.HCM), giá thanh long dao động từ 4.000 - 11.000 đồng/kg tùy loại, đến đầu chợ sáng tiểu thương cho biết phải bán tháo với bất cứ giá nào chứ không trữ hàng, gánh lỗ thêm.
Tại các chợ lẻ, đặc biệt là các điểm bán lề đường, thanh long đã đội lên 7.000 - 12.000 đồng/kg. Ghi nhận trên đường Lý Thái Tổ và Thành Thái (Q.10), thanh long ruột đỏ được bán 15.000 đồng/kg.
Tương tự, tại chợ Bà Hoa (Q.Tân Bình), chôm chôm Thái hay nhãn tiểu thương bán 15.000 đồng/kg, mít Thái bán 14.000 đồng/kg. Những mặt hàng như chôm chôm, thanh long hay măng cụt đang được các tiểu thương đưa về đổ thành từng đống rất nhiều tại chợ lẻ, mức giá cao nhất chưa tới 20.000 đồng/kg.
Sở dĩ hàng hóa tại các chợ lẻ giảm, theo các tiểu thương, do giá sỉ thấp, hàng rất nhiều. Riêng thanh long ruột đỏ, loại ngon, trái lớn có giá 17.000 - 20.000 đồng/kg tại các chợ đầu mối. Măng cụt, xoài cát Hòa Lộc loại 1 giá hầu hết tăng thêm như măng cụt từ 30.000 lên 35.000 đồng/kg, xoài cát 55.000 - 60.000 đồng/kg...
Theo nhiều tiểu thương chợ đầu mối Thủ Đức, thanh long, chôm chôm hay chuối rớt giá chủ yếu là hàng chất lượng thấp. Hiện mặt hàng thanh long, chôm chôm thường bị sâu bệnh, nấm nên phải bán đổ đống, có khi không ai mua, trong khi chuối đang bị hạn chế xuất đi Trung Quốc nên dội ngược lại các chợ khiến giá giảm sâu.
Có thể bạn quan tâm
Sự chuyển biến đó là kết quả thực hiện các quyết định của Chính phủ về một số chính sách khuyến khích ngư dân khai thác hải sản vùng biển xa, và hiện nay là triển khai Nghị định 67 về phát triển thủy sản nhằm thúc đẩy sản xuất, ổn định đời sống ngư dân gắn với bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biển đảo. Là kết quả khai thác lợi thế điều kiện tự nhiên để nuôi trồng và sản xuất tôm giống, cá nước ngọt, cá lồng bè trên biển.
Để nghề nuôi tôm trên địa bàn phát triển một cách bền vững, mang lại hiệu quả và lợi ích lâu dài, năm 2013 - 2014 Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh đã thực hiện nuôi tôm chân trắng theo mô hình VietGAP tại Móng Cái. Bước đầu mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế, mở ra hướng đi mới cho nghề nuôi tôm của thành phố.
Năm 2015, ngành Nông nghiệp và PTNT phấn đấu tăng diện tích nuôi trồng thủy sản lên 5.800ha; sản lượng đạt 8.000 tấn, chú trọng nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học về giống, thức ăn, chế phẩm sinh học; quy trình kỹ thuật nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh thủy sản theo hướng nâng cao năng suất, chất lượng…
Theo tính toán của các hộ, việc sử dụng đệm lót sinh học vào chăn nuôi không những giảm thiểu ô nhiễm môi trường, dịch bệnh mà còn giúp người dân tiết kiệm được 15% chi phí về điện, nước, công dọn chuồng trại, tăng trọng con nuôi nhanh, khoảng 10 - 15% so với chăn nuôi theo phương thức truyền thống.
Ngày 27/1, Sở NN&PTNT Hà Nội tổ chức hội nghị sơ kết Dự án ứng dụng kết quả nghiên cứu lai tạo giống bò thịt F1 (BBB lai sind), chương trình cung ứng tinh dịch lợn giống phục vụ công tác thụ tinh nhân tạo và nhân rộng mô hình chế biến, bảo quản phụ phẩm trồng trọt làm thức ăn thô xanh cho chăn nuôi đại gia súc.