Bà Rịa – Vũng Tàu Xây Dựng Thành Công Mô Hình Ương Giống Tôm Thẻ Chân Trắng
Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).
Mô hình có quy mô 1000m2; số lượng giống thả 700.000 con. Thời gian ương 30 ngày. Ngày thả giống: 30/05/2014.
Sau thời gian ương 30 ngày, Trung tâm đã tiến hành hội thảo và đánh giá kết quả mô hình như sau: Tỷ lệ sống đạt >90%, tốc độ tăng trưởng tốt (khối lượng bình quân: 2,08 g/con); do ao ương có diện tích nhỏ và khép kín, giúp kiểm soát tốt được chất lượng môi trường nước, hóa chất xử lý và phòng trị bệnh, từ đó giảm chi phí thuốc, hóa chất xử lý, kiểm soát tốt hơn lượng thức ăn tiêu thụ (lượng thức ăn giảm khoảng 40-50% trong tháng đầu so với ao nuôi thả trực tiếp). Với kết quả này hiệu quả mô hình ước tính trên 120.000.000 đồng.
Để được kết quả như trên, kỹ sư Vũ Đức Chính – cán bộ kỹ thuật mô hình có nhận xét: Người nuôi phải tuân thủ chặt chẽ quy trình kỹ thuật; công trình nuôi phải đầu tư bài bản (lót bạt toàn bộ ao ương, có hệ thống rào và mái che bằng lưới; hệ thống quạt nước và máy sục oxy đáy sử dụng điện lưới 3 pha….). Từ đó, hạn chế rủi ro do biến động môi trường và dịch bệnh xảy ra, tôm giống có khả năng kháng bệnh tốt (đặc biệt là bệnh chết sớm- hoại tử gan tụy).
Từ kết quả mô hình, Trung tâm sẽ triển khai mô hình tiếp theo là sử dụng con giống sau khi ương để nuôi thương phẩm, đồng thời cũng tiếp tục theo dõi kết quả nuôi thương phẩm của mô hình để có đánh giá kết quả sau này. Bên cạnh đó làm tốt công tác chuyển giao kết quả từ mô hình ương thành công cho người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Sinh ra từ cái nôi của làng nghề, ông Nguyễn Duy Hòa, chủ cơ sở đồ gỗ Hòa Hiếu là một trong những người “giữ lửa” nghề truyền thống ở làng Hạ Vũ. Sau hơn 20 năm thành lập, từ một cơ sở sản xuất nhỏ, đến nay người chủ cũng là nghệ nhân này đã có một cơ ngơi với hai cơ sở sản xuất gần 600m2, có uy tín trên thị trường trong tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Trong quá trình hoạt động, công ty gặp không ít khó khăn, như: Cơ sở vật chất, lao động phân bố rải rác trên địa bàn gây khó khăn trong công tác quản lý, điều hành; một số hệ thống công trình quan trọng lâu năm đã bị xuống cấp, hư hỏng không đáp ứng được nhu cầu phục vụ; tình hình thời tiết ngày càng diễn biến phức tạp (hạn hán, lũ lụt, mặn ngày càng thâm nhập sâu); bên cạnh đó, tài chính gặp cũng không ít khó khăn do việc cấp phát vốn theo kế hoạch đang còn chậm...
Thời điểm hiện nay, sau một thời gian khá trầm lắng, nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn Bình Định đang bắt đầu sôi động trở lại khi nông dân bước vào vụ sản xuất Đông Xuân 2014-2015.
Ngày 13.6, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, trong năm 2014 này, tỉnh đã đồng ý cho huyện Lạc Dương xây dựng 26 mô hình chăn nuôi và trồng trọt trong vùng đồng bào DTTS huyện Lạc Dương (huyện có gần 80% đồng bào DTTS sinh sống) theo chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững.
Là một trong những địa phương có nhiều sáng tạo trong thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Đồng Tháp đang được kỳ vọng sẽ tạo ra những kỳ tích khi đã và đang thu hút được nhiều nhà đầu tư theo hình thức hợp tác công - tư (PPP) như Ngân hàng Thế giới, các doanh nghiệp của Hà Lan, Tập đoàn Phát triển nông thôn Hàn Quốc (KRC), tỉnh Ibaraki (Nhật Bản),…