Trà Vinh Thu Hoạch Gần 30.000 Tấn Tôm

Trong số 30.000 tấn tôm, có gần 20.000 tấn tôm thẻ chân trắng, vượt gần 43% kế hoạch năm, tăng gần gấp đôi so với vụ nuôi năm 2013 và hơn 10.000 tấn tôm sú đạt hơn 74% kế hoạch năm.
Theo Sở NNPTNT tỉnh Trà Vinh, đến cuối tháng 8/2014, các hộ nuôi tôm ở vùng ngập mặn ven biển thuộc 4 huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Trà Cú và Châu Thành đã thu hoạch được gần 30.000 tấn tôm thương phẩm, đạt 109% kế hoạch năm, tăng hơn 6.000 tấn so với cả vụ nuôi năm 2013.
Tuy nhiên, khi bước vào đầu vụ thu hoạch, các hộ nuôi tôm biển ở Trà Vinh đối mặt với giá cả mặt hàng tôm nguyên liệu liên tục giảm gây thiệt hại không nhỏ cho người nuôi. Trong đó tôm thẻ chân trắng giảm mạnh nhất, loại 50 đến 60 con/kg có lúc chỉ còn 100.000-110.000 đồng/kg, giảm khoảng 80.000-90.000 đồng/kg với cuối năm 2013.
Điều đáng mừng là sau thời gian sụt giảm mạnh, đến giữa tháng 6/2014 giá tôm thẻ chân trắng nguyên liệu ở Trà Vinh tăng thêm khoảng 20.000-30.000 đồng/kg (tuỳ loại). Tuy giá hiện còn thấp hơn so với thời điểm cuối năm 2013 song nếu không gặp rủi ro dịch bệnh người nuôi vẫn sẽ thu lãi khá.
Vụ nuôi tôm biển năm 2014 ở vùng ngập mặn, ven biển tỉnh Trà Vinh có gần 34.500 lượt hộ thả nuôi trên 4 tỷ con tôm giống trên diện tích khoảng 40.000 ha. Trong đó, có hơn 7.000 hộ thả nuôi 2,2 tỷ con tôm thẻ chân trắng trên diện tích hơn 4.200 ha, tăng gấp 4 lần so với cả vụ nuôi năm trước.
Tuy đầu vụ nuôi gặp nhiều bất lợi về thời tiết và môi trường khiến khoảng 23% diện tích tôm nuôi bị thiệt hại nhưng nhờ tập trung chỉ đạo, tăng cường cán bộ thuỷ sản hướng dẫn kỹ thuật nên tình trạng tôm nuôi bị chết đã sớm được khắc phục.
Trà Vinh hiện còn khoảng hơn 12.000 ha tôm nuôi chưa thu hoạch, hiện đang phát triển tốt; trong đó, có gần 3.000 ha nuôi theo hình thức thâm canh (công nghiệp) và bán thâm canh (bán công nghiệp) có khả năng cho năng suất cao.
Related news

Với kinh nghiệm lâu năm của mình, ông Phán đầu tư nuôi trăn, rắn, trong chuồng rắn rộng khoảng 50m2 lúc nào cũng có trên trăm cặp rắn bố mẹ. Được chăm sóc chu đáo nên rắn của gia đình ông lớn nhanh, đẻ khỏe, ít dịch bệnh. Mỗi năm, ông Phán thu về ngót trăm triệu đồng từ bán rắn thịt và rắn giống.

Mới đây, nhiều hộ nông dân trên địa bàn Đắk Mil đã được tiếp cận gói tín dụng hỗ trợ đầu tư cây cà phê do Phòng Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển huyện Đắk Mil triển khai. Với lãi suất ưu đãi, thủ tục giải quyết nhanh, gọn, hầu hết khách hàng được vay vốn đều khá hài lòng với gói tín dụng này.

Những năm qua, tại tỉnh Hải Dương đã hình thành và phát triển nhiều vùng rau màu chuyên canh, điển hình như vùng rau Đồng Gia, Tam Kì huyện Kim Thành, trên 10 vùng rau tại huyện Gia Lộc, Vùng rau Phạm Kha huyện Thanh Miện, vùng rau Nhân Huệ thị xã Chí Linh...

Đó là ý kiến của TS. Michel Guillaume, chuyên gia dinh dưỡng đến từ Pháp tại hội thảo “Giải pháp nâng cao năng suất trên heo cao sản” do Công ty cổ phần Việt - Pháp vừa tổ chức.

Đối với địa phương vùng biên, việc phát triển kinh tế còn nhiều khó khăn, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp. Với những lợi thế của mình, huyện Hồng Ngự từng bước tiến tới khai thác tạo hướng đi riêng cho nông sản chủ lực.