Buôn lậu đường cát tăng mạnh trên các tuyến biên giới
Theo số liệu thống kê của Ban chỉ đạo 389 tỉnh Đồng Tháp, 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện gần 1.140 vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại, xử lý 1.068 vụ, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó xử lý hình sự 16 vụ/21 đối tượng, xử lý hành chính 1.054 vụ, với tổng số tiền thu phạt hơn 6,3 tỷ đồng/496 vụ, trị giá hàng thu giữ 7,1 tỷ đồng, chủ yếu là các mặt hàng thuốc lá, rượu ngoại, phân bón, đường cát...
Phương thức của các đối tượng vẫn là canh chừng, giám sát mọi hoạt động của lực lượng chức năng, thông tin cho nhau trong quá trình vận chuyển. Hàng hóa trước khi qua biên giới, các đối tượng sang bao, chiết bao, chia nhỏ, mướn cư dân biên giới mang, vác hoặc dùng phương tiện thủy vận chuyển qua biên giới rồi đưa lên xe mô tô, xe gắn máy chạy tốc độ cao vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Trên toàn tuyến biên giới hiện nay có khoảng hơn 50 đối tượng buôn lậu chuyên nghiệp và khoảng 500 - 600 đối tượng dân địa bàn tham gia và tiếp tay cho buôn lậu, trong đó chủ yếu là buôn lậu đường cát Thái Lan.
Theo lực lượng chức năng, nguyên nhân của việc buôn lậu đường cát tăng là do, địa bàn tỉnh An Giang đã triệt phá đường dây buôn lậu đường lớn nên các đối tượng chuyển hướng địa bàn. Đồng thời, mặt hàng này hiện nay dễ tiêu thụ, mỗi bao đường (50kg) vận chuyển từ biên giới về đến địa bàn Trung tâm TX.Hồng Ngự trừ chi phí, chênh lệch giá từ 50.000 – 70.000 đồng/bao/50kg, vì vậy các đối tượng đã lôi kéo một bộ phận dân cư ham lợi, không có việc làm đi buôn lậu. 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng đã kiểm tra phát hiện, xử lý tịch thu trên 110 tấn đường cát nhập lậu.
Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh cho biết, các thủ đoạn, tính chất và quy mô buôn lậu thời gian qua rất phức tạp, nhất là mặt hàng đường cát và thuốc lá lậu. Các đối tượng buôn lậu rất manh động, liều lĩnh, chống đối quyết liệt để giành giật lại hàng khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ. Riêng đối với mặt hàng đường cát, hiện nay xuất hiện thủ đoạn mới là các đối tượng cho nước vào đường rồi đưa vào can nhựa 30 lít vận chuyển vào nội địa bán cho các cơ sở sản xuất, lò nấu đường phèn, gây nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng trong việc xử lý tang vật.
Lực lượng chức năng dự báo diễn biến tình hình buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong thời gian tới có thể gia tăng, nhất là vào mùa nước nổi, thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán. Do đó, một trong những giải pháp căn cơ để kéo giảm nạn buôn lậu là phải có sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính trị trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả. Bên cạnh đó, phải có biện pháp tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức của nhân dân trong việc không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu, tích cực tố giác tội phạm. Đặc biệt, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân vùng biên giới, nhằm kéo giảm tình trạng người dân biên giới tiếp tay cho buôn lậu.
Có thể bạn quan tâm
Sống gần hồ đập thủy lợi, nhiều hộ dân trong tỉnh Bắc Giang mạnh dạn nhận thầu diện tích mặt nước để nuôi trồng thủy sản, tăng thu nhập và tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.
Từ đầu năm đến nay, ngư dân trong tỉnh Ninh Thuận khai thác được 23.319 tấn hải sản các loại, đạt gần 33% kế hoạch năm và bằng 57,36% so với cùng kỳ năm trước. Điều đáng nói là dù đã vào cuối vụ Bấc, nhưng trong tháng đầu năm, trên vùng biển từ Bình Thuận đến Cà Mau, ngư trường quen thuộc của ngư dân tỉnh ta, luôn có gió mùa Đông Bắc cấp 6, giật cấp 7,8 đã làm ảnh hưởng đến sản lượng khai thác.
Ông Phan Hữu Đức (thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) cho biết cách nay khoảng 15 ngày, thương lái đến tận vườn mua xoài cát Hòa Lộc với giá dao động 22.000-25.000 đồng một kg; xoài cát Chu cũng đứng ở mức 13.000-14.000 đồng một kg. Nhiều chủ vựa còn thu mua cả xoài non với cùng mức giá như xoài già để bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc.
Giá dưa hấu tăng trở lại và tiêu thụ tốt giúp nông dân một số tỉnh miền Trung phần nào thoát khỏi khó khăn sau đợt rớt giá thê thảm hồi tháng 3.
Trường ĐH Cần Thơ triển khai mô hình nuôi tôm càng xanh xen vườn dừa nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH) giúp nhiều nông hộ tăng thu nhập cao trên cùng một đơn vị diện tích.