Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Những lưu ý trong việc bón phân cho lúa vụ mùa

Những lưu ý trong việc bón phân cho lúa vụ mùa
Ngày đăng: 20/07/2015

Sử dụng NPK 5.10.3 và NPK 16.5.17

Sinh lý cây lúa vụ mùa thường có 2 giai đoạn cần nhiều dinh dưỡng nhất đó là giai đoạn đẻ nhánh và giai đoạn làm đòng, mỗi giai đoạn nhu cầu dinh dưỡng cân đối khác nhau: Giai đoạn lúa đẻ nhánh cần các chất dinh dưỡng đa lượng đạm (N), lân (P), kali (K) theo tỷ lệ phù hợp là (1-0,5-1) các chất trung lượng như vôi (CaO) > 10%, magiê (MgO) > 8%, silic (SiO2) > 6% và lưu huỳnh cùng các chất dinh dưỡng vi lượng như kẽm, bo, sắt, đồng, man gan… đến giai đoạn lúa làm đòng thì cây lúa cần cân đối dinh dưỡng NPK theo tỷ lệ (1-1,5-0,5) và các chất trung lượng như vôi > 15%, magiê > 10%, silic > 15%, lưu huỳnh > 2% và các chất vi lượng.

Tuy nhiên do nhận thức còn hạn chế nên việc sử dụng phân bón cho lúa mùa còn bộc lộ nhiều tồn tại như sử dụng nhiều phân đơn hoặc NPK thông thường thiếu các chất trung lượng, vi lượng làm cho cây lúa vụ mùa yếu, lá mềm bẹ thân mỏng sức chống chịu các điều kiện ngoại cảnh kém khi gặp mưa dông thường lá bị rách. Đây là tiền đề cho các loại bệnh bạc lá, khô vằn và các đối tượng sâu cuốn lá nhỏ, rầy nâu gây hại thậm chí đổ non làm thất thu giảm năng suất đáng kể.

Để đảm bảo cho vụ mùa năng suất cao thì việc sử dụng lựa chọn phân bón cân đối có đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng, vi lượng mang tính chất quyết định đến kết quả của sản xuất vụ mùa.

Trong nhiều năm qua bà con nông dân ở các tỉnh thuộc đồng bằng sông Hồng, trung du miền núi phía Bắc đã tin dùng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển cho lúa gồm phân bón lót NPK 5.10.3 có thành phần dinh dưỡng N = 5%, P2O5 = 10%, K2O = 3%, CaO = 15%, MgO = 10%, SiO2 = 15%, S= 2% và các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 58% và phân bón thúc NPK 16.5.17 có hàm lượng dinh dưỡng N = 16%, P2O5 = 5%, K2O = 17%, CaO = 8%, MgO = 5%, SiO2 = 7%, S= 2%, và các chất vi lượng tổng dinh dưỡng đạt trên 60%.

Lợi ích kép

Phân bón NPK 5.10.3 được bón lót sâu trước cấy hoặc trước khi gieo thẳng có lợi ích kép: Vừa đáp ứng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho cây lúa mới cấy để ra rễ nhanh hút được nhiều dinh dưỡng phát triển lá mới và bước vào thời kỳ đẻ nhánh, lượng phân bón chủ yếu còn lại được dự trữ ở trong lớp đất sâu định hướng cho bộ rễ lúa ăn ở giai đoạn làm đòng đồng thời lượng vôi ở trong đất khử chua khử độc làm cho lúa không bị nghẹt rễ, phát triển nhanh với mức bón ở vụ mùa từ 20-25kg/sào (360m2) tùy theo chân ruộng và lượng phân hữu cơ để điều chỉnh các mức độ cho phù hợp. Khi cây lúa bắt đầu đẻ nhánh khoảng 8-10 ngày sau cấy hoặc có từ 3-3,5 lá đối với lúa gieo thẳng là tiến hành bón thúc NPK 16.5.17.

Phân bón thúc có đặc điểm nổi bật là hàm lượng đạm và kali cân đối (1-1) các hàm lượng dinh dưỡng khác như lân, canxi, magiê, silic có hàm lượng trung bình đã giúp cho cây lúa có đầy đủ dinh dưỡng đẻ nhánh sớm, đẻ gọn, dảnh to, thân lá đứng, cây khỏe, màu lá xanh sáng, sức chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh tốt. Bón đồng bộ NPK Văn Điển từ phân lót đến phân thúc tức là cùng một lúc đã cung cấp cho cây lúa đầy đủ, cân đối cả 13 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu. Dàn lúa đồng đều, đòng to chống chịu sâu bệnh tốt, khả năng chống đổ cao. Bón phân NPK Văn Điển là giúp cho người nông dân có vụ mùa bội thu và hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Ngô Được Mùa Kép Ngô Được Mùa Kép

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

05/08/2014
Trồng Khoai Môn Sáp, 1 Vốn 4 Lời Trồng Khoai Môn Sáp, 1 Vốn 4 Lời

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.

05/08/2014
Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới Bàu Bàng Quan Tâm Phát Triển Nông Nghiệp Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới

Về chăn nuôi, toàn huyện hiện có 143.968 con gia súc, 667.000 con gia cầm các loại. Để nông dân yên tâm chăn nuôi, ngành thú y luôn chú trọng triển khai tiêm phòng kịp thời vắc xin phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm. Nhờ đó, từ đầu năm đến nay trên địa bàn huyện chưa xảy ra các ổ dịch bệnh trong lĩnh vực chăn nuôi.

05/08/2014
Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) Ứng Dụng Công Nghệ Biofloc Trong Nuôi Tôm

Hội thảo do Sở KH&CN tổ chức ngày 1/8 nhằm đẩy mạnh lĩnh vực thủy sản trở thành mũi nhọn phát triển kinh tế của huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) nói chung và ngư dân 2 xã Quảng Công, Quảng Ngạn nói riêng.

05/08/2014
Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất Hội Viên Nông Dân Vay Trên 862 Tấn Phân Bón Phục Vụ Sản Xuất

Duy trì mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại xã Hồng Trị (Bảo Lạc) với kinh phí trên 500 triệu đồng, 65 hộ tham gia; hỗ trợ 44 hộ dân xã Cần Yên (Thông Nông) mỗi hộ 2 triệu đồng di dời chuồng trại và nhà tiêu ra khỏi gầm sàn nhà ở; lắp đặt 6 hầm bể khí biogas bằng nhựa coimposite, kinh phí trên 60 triệu đồng tại huyện Hạ Lang...

06/08/2014