Trà Vinh Kết Thúc Vụ Nuôi Tôm Năm 2014, Trên Địa Bàn Tỉnh Nhiều Hộ Đạt Lợi Nhuận Trên 01 Tỷ Đồng
Theo các cơ quan hữu quan, vào thời điểm giữa tháng 9/2014, giá tôm sú giảm 8.000 đồng/kg xuống mức 248.000 đồng/kg (20 con/kg); giá tôm thẻ tăng 2.000 đồng/kg lên mức 133.000 đồng/kg (60 con/kg)... với giá này, nông dân vẫn có lợi nhuận.
Đến giữa tháng 9/2014, toàn tỉnh Trà Vinh đã thu hoạch gần 11 ngàn tấn tôm sú và 23 ngàn tấn tôm thẻ chân trắng. Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, vụ nuôi tôm năm nay (kể cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng) đạt hiệu quả, tỷ lệ thiệt hại toàn vụ chỉ khoảng 18,58% đối với tôm sú và 22,7% đối với thẻ chân trắng.
Nguyên nhân chính là thời tiết thuận lợi, nông dân từng bước áp dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật. Mặt khác, có sự tác động đồng bộ của các cơ quan hữu quan. Từ đó, có nhiều hộ nuôi lợi nhuận từ 01 tỷ đồng trở lên.
Điển hình như xã Hiệp Thạnh, huyện Duyên Hải, vụ tôm năm 2014, toàn xã có 503 hộ thả nuôi (trong đó, 215 hộ nuôi tôm sú, 288 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng), với 260ha mặt nước; 124,13 triệu con giống (23,4 triệu con tôm sú, 100,73 triệu con tôm thẻ chân trắng). Đến giữa tháng 9/2014, toàn xã đã thu hoạch được 475 tấn tôm, đạt gần 100% diện tích thả nuôi.
Qua khảo sát của UBND xã, có trên 400 hộ nuôi có lợi nhuận, trong đó có 05 hộ lợi nhuận trên 01 tỷ đồng; Hay như Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, vụ nuôi năm 2014 có 02 hộ lợi nhuận từ 01 - 03 tỷ đồng, 05 hộ từ 500 - 700 triệu đồng, 16 hộ từ 300 - 500 triệu đồng... Theo tìm hiểu của chúng tôi thì gần như xã nào ven biển có nuôi tôm đều có “tỷ phú tôm”.
Có thể bạn quan tâm
Các loại cây trồng có diện tích gieo trồng đạt cao như: lúa nước 26.107 ha, đạt 98,1%; bắp 3.637 ha, đạt 72%, mía trồng mới 6.726 ha, đạt 84% và đậu các loại 2.406 ha… Các địa phương xuống giống đạt và vượt kế hoạch cao như: Kông Chro 3.497 ha, đạt 102%; Phú Thiện 8.401 ha, đạt 100%; Ia Pa 7.718 ha đạt 103%...
Đã thành truyền thống, sau những ngày vui Xuân, nông dân các địa phương trong tỉnh quay trở lại với việc đồng áng. Những ngày đầu Xuân đi khắp các cánh đồng lúa nước, cà phê, hồ tiêu… đâu đâu cũng thấy sự phấn khởi trên nét mặt của người nông dân, ai cũng cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mọi điều suôn sẻ sẽ đến trong năm mới 2015.
Xã Tân An là một trong những vựa rau lớn của Gia Lai nói chung và huyện Đak Pơ nói riêng. Thế nhưng những ngày qua, bầu không khí ảm đạm đang bao trùm khắp nơi đây, bởi lẽ người dân phải bán tống bán tháo hoa màu, thậm chí phá bỏ cho gia cầm, gia súc ăn vì giá quá rẻ.
Để thúc đẩy nền nông nghiệp huyện nhà phát triển theo hướng bền vững, ngành Nông nghiệp huyện Kbang đã tích cực triển khai nhiều biện pháp mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất của người dân trên địa bàn huyện, tiến tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo.
Sáng mùng 2 Tết, sau bữa cơm quần tụ với con cháu, gia đình, bác Lê Thị Tình (54 tuổi), ở làng Bi, xã Ia Dom đã tranh thủ lặn lội lên vườn cách nhà hơn 2 km để nhặt hạt điều. “Vườn xa nhà nên sợ mất trộm, Tết nhất vẫn tranh thủ đi nhặt hạt từ các quả chín rụng xuống đất. Thấy của phơi ngoài vườn ngồi không yên được, bởi tiền bạc lo lắng mọi việc, kể cả con cái học hành đều trông cả vào đó”- bác Tình, tâm sự.