TPP và thách thức đối với thị trường xuất khẩu cá ngừ

Nhật Bản là thị trường xuất khẩu chính của cá ngừ Việt Nam.
Nhưng lâu nay, thuế nhập khẩu đối với cá ngừ của Việt Nam sang Nhật Bản khoảng từ 6,4 - 7,2%.
Trong khi đó, Thái Lan và Philippines xuất khẩu sản phẩm này sang thị trường Nhật Bản lại có mức thuế 0%.
TPP không chỉ mang lại sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ sang Nhật khi thuế suất giảm bằng 0% mà quan trọng hơn sẽ tác động đến thu nhập của ngư dân khai thác cá ngừ.
Nhưng một thực tế khác đang khiến cho các nhà quản lý lo lắng.
Đó là mỗi năm, các doanh nghiệp chế biến cá ngừ ở Việt Nam lại nhập đến 10.000 tấn nguyên liệu cá ngừ.
Khi TPP có hiệu lực, thuế suất đối với nguyên liệu cá ngừ nhập khẩu đưa xuống bằng 0%.
Rất có thể khi đó, cá ngừ các doanh nghiệp nhập khẩu để chế biến lại rẻ hơn so với mua cá ngừ ngư dân khai thác, doanh nghiệp có lợi nhưng ngư dân khó khăn.
Trong năm nay, ở 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nơi có 2.800 tàu khai thác cá ngừ đại dương , sản lượng cá ngừ trong thời gian khai thác cao điểm từ tháng 1 đến tháng 6 chỉ đạt khoảng 9.800 tấn.
Theo tính toán của ngư dân, với chuyến khai thác có mức tổn phí khoảng 150 triệu đồng và với giá cá 110.000 đồng/kg, để có lãi, lượng cá trong mỗi chuyến biển phải được 1,5 - 2 tấn.
Tuy nhiên, rất ít tàu cá đạt được sản lượng này.
Đó là chưa nói chất lượng cá ở mức thấp càng làm giảm thu nhập của ngư dân.
Muốn tránh tác động từ TPP, con đường duy nhất là giá bán cá ngừ đại dương của Việt Nam phải mang tính cạnh tranh.
Từ hơn 1 năm nay, đề án thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai cũng không ngoài mục đích tăng khả năng cạnh tranh của sản xuất cá ngừ.
Thực tế cho thấy: chỉ khi tổ chức sản xuất theo chuỗi, sản phẩm cá ngừ Việt Nam mới có được khả năng cạnh tranh, biến những thách thức thành lợi thế khi tham gia TPP .
Related news

Trạm khuyến nông khuyến ngư thị xã Ngã Bảy (Hậu Giang) vừa tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm nuôi heo thịt trên đệm lót sinh học.

ộ Thủy sản Thái Lan đã tiến hành khảo sát nhằm đặt ra tiêu chuẩn đối với khuẩn Vibrio tấn công ấu trùng tôm ở mức ít hơn 1000 CFU/g( đơn vị hình thành đàn/gram) khi nuôi trong tảo trước khi thả giống

Trong cuộc chiến với bệnh EMS, bài báo này được viết bởi Karunanithi Muthusamy đã xuất hiện trong mục điểm tin tháng 11-12 năm 2013 của tạp chí Nuôi trồng thủy sản Châu Á-Thái Bình Dương.

Cơ quan Phát triển sản phẩm hải sản xuất khẩu Ấn Độ (MPEDA) đã hỗ trợ một công nghệ mới, có khả năng tăng gấp 3 lần năng suất tôm toàn đực nước ngọt ở Ấn Độ

Năm 2013, có thể nói con tôm thẻ chân trắng đã chiếm lĩnh vị thế hơn con tôm sú cả về sản lượng lẫn giá trị kinh tế. Đây là tín hiệu vui trong mục tiêu đa dạng hoá đối tượng con nuôi thủy sản ở Trà Vinh.