Xây Dựng Thương Hiệu Cho Trái Ổi Bình Lộc

Ổi xá lị Bình Lộc (TX. Long Khánh) nổi tiếng nhờ chất lượng thơm ngon, giòn ngọt do không sử dụng chất kích thích, trái chín tự nhiên theo cách chăm sóc truyền thống của nông dân miệt vườn. Việc chăm sóc, phân bón, tưới nước, xử lý sâu rầy, diệt ruồi vàng cũng rất đơn giản, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm dân gian.
Cây ổi xá lị được trồng ở đất sỏi cơm Bình Lộc do nông dân tự lai tạo rồi nhân giống lan truyền khắp vùng. Cũng có người nói nguồn gốc ổi này từ Thái Lan, nhưng theo ông Tư Việt, lão nông tri điền ở ấp 4, xã Bình Lộc có nhiều năm là nông dân sản xuất giỏi, cho biết: "Đây là giống ổi ở địa phương, khác xa với ổi Thái Lan vì ổi Thái Lan xốp và ít hạt (có khi không hạt), còn ổi Bình Lộc hạt nhiều hơn, giòn hơn. Trước đây, mỗi nhà trồng một vài cây cho lũ trẻ ăn chơi, lâu dần trái ổi Bình Lộc xuất hiện ngoài chợ, người tiêu dùng bắt đầu để ý tới, từ đó cây ổi Bình Lộc phất lên".
Cũng theo ông Tư Việt, nhân giống ổi rất đơn giản, chỉ cần chọn nhánh ổi khỏe, thân to độ bằng ngón tay út, khoét vỏ sâu 2-3cm, lột vỏ, bó đất có phân bón rồi bịt kín bằng ny-lông, độ một tháng sau thân cho rễ, có thể cắt cành đem trồng. Cách nhân giống như thế này, như ông Tư Việt nói : "Đảm bảo cây sống 100%, chất lượng trái cũng không kém dòng đầu. Như vậy, từ một cây ổi ta có thể nhân rộng ra cả hecta vườn, mà không cần phải mua giống từ nơi khác".
Lần theo quá trình chăm sóc cây ổi trong vườn nhà lão nông Tư Việt, chúng tôi nhận thấy không mấy khó khăn, vất vả. Cây con khi trồng khoảng đầu mùa mưa (độ tháng 3, 4 âm lịch), khi cây bén rễ là cùng lúc đã ra trái rồi. Theo kinh nghiệm nhà nông, đó là loại trái bói, không cần thiết để lại mà nên cắt bỏ hết trái non để nuôi cây cho khỏe; đến lứa trái sau có thể để lại ít trái để chăm sóc. Trái ổi khi lớn độ bằng ngón chân cái phải được bọc bằng bọc ny-lông để tránh ruồi vàng xâm nhập, trong bọc ny-lông trái ổi non được đặt dưới một lớp giấy báo để tránh bị rám nắng. Trong suốt thời gian dài hơn 2 tháng, trái ổi nằm kín trong bọc đến khi trưởng thành cho thu hoạch.
Như vậy, từ khi kết trái, bọc ny-lông đến khi thu hoạch phải mất thời gian khoảng 100 ngày, nhưng do ổi ra trái quanh năm nên hàng tuần vườn nào cũng có ổi thu hoạch. Chính vì thế, cây ổi được xem là cây giảm nghèo cho nhiều hộ nông dân ở Bình Lộc.
Tuy nhiên, để đảm bảo đầu ra cho trái ổi Bình Lộc một cách ổn định, cần phải có sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và các ngành chức năng vận động các hộ trồng ổi tham gia vào tổ hợp tác sản xuất, tiến tới hình thành hợp tác xã để xây dựng thương hiệu ổi Bình Lộc. Việc làm ăn tập thể sẽ giúp cho các nhà vườn Bình Lộc có cùng một quy trình kỹ thuật sản xuất, đảm bảo trái ổi chất lượng ngon và an toàn
Có thể bạn quan tâm

Tính đến tháng 4-2015, huyện Phú Giáo (Bình Dương) có tổng đàn gia cầm trên 1 triệu 375 ngàn con, tăng 1,01%; đàn trâu 302 con, tăng 4,5%; đàn bò 1.758 con, tăng 43,51%; đàn heo trên 119.400 con, tăng 1,03% so với năm 2014.

Đó là mô hình nuôi dúi quy mô trang trại của ông Trần Thái, ở thôn Phú Lâm, xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định. Ông Thái kể: “Tình cờ sau trận lũ lịch sử năm 2013, tôi bắt được 2 con dúi đang đào hang ăn rễ tre và măng tre trong trang trại gia đình.

Công ty TNHH nghiên cứu sản xuất Đất Việt (TP.Hồ Chí Minh) là đơn vị đi tiên phong ứng dụng công nghệ cao đầu tư sản xuất giống và nuôi các loại đặc sản, như: gà Đông Tảo, chim trĩ và các loài chim quý khác.

Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Lục Nam (Bắc Giang), toàn huyện hiện có 350 ha dứa Queen, tập trung ở xã Bảo Sơn và Tam Dị.

Dự kiến, từ nay đến quý III/2015, với đà thu hẹp diện tích thả nuôi sẽ dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung cho xuất khẩu.