Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP

TP.HCM Đẩy Mạnh Phát Triển Trồng Rau VietGAP
Ngày đăng: 25/04/2012

TP.HCM có những thế mạnh riêng các nơi khác không thể có được, đó là sản xuất gắn với thị trường tiêu thụ gần chục triệu người. Vì vậy, diện tích gieo trồng rau quả của TP.HCM tăng lên mỗi năm từ diện tích lúa được chuyển đổi.

Năm 2011 có thêm 57 nông dân trồng rau ở các huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh được cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn (RAT) theo tiêu chuẩn VietGAP. Ông Trần Văn Hợt - Chủ nhiệm Hợp tác xã (HTX) Ngã 3 Giồng, xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn cho biết, hiện đơn vị đã triển khai thực hiện trên 10ha rau xanh các loại theo chuẩn VietGAP.

Về kỹ thuật trồng không có gì quá mới mẻ như sản xuất RAT đơn, nhưng khi triển khai cũng gặp không ít khó khăn do chưa phù hợp với thói quen sản xuất lâu nay của người nông dân. Bởi việc sản xuất RAT theo tiêu chuẩn VietGAP đòi hỏi một sự quản lý chặt chẽ, ghi chép đầy đủ các chi tiết từ khâu xử lý đất trồng, nguồn nước tưới tiêu, sử dụng phân bón, thuốc BVTV, thời gian cách ly với phân và thuốc trước khi thu hoạch cho đến khâu thu hoạch, sơ chế, bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.

“Thêm vào đó, giá thành sản xuất RAT theo VietGAP cao hơn giá rau trồng theo lối truyền thống do tốn nhiều công sức, thời gian và chi phí, nhất là thuốc BVTV trong danh mục cho phép. Điều này làm cho nông dân lo ngại trong việc sản xuất theo VietGAP. Họ cần có thời gian nhất định để quen dần phương pháp sản xuất mới này” - ông Hợt nhận định.

Để hỗ trợ nông dân đẩy mạnh sản xuất RAT theo VietGAP, Sở NNPTNT TP.HCM đã giao cho Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ nông nghiệp của thành phố tư vấn và cấp giấy chứng nhận miễn phí cho bà con. Sở NNPTNT cũng lo luôn khâu tìm đầu ra cho sản phẩm của nông dân qua việc xây dựng mạng lưới tiêu thụ trên cơ sở liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp.

TP.HCM có thể nói là một trong những địa phương khởi xướng và tổ chức thành công trong việc đưa rau VietGAP vào tiêu thụ trong hệ thống siêu thị Co.opMart, BigC, Metro... Không chỉ các siêu thị mà các doanh nghiệp cũng "đặt hàng" nông dân sản xuất rau VietGAP cho mình phân phối thông qua phương thức bao tiêu sản phẩm như Công ty TNHH Hương Cảnh, Thỏ Việt, Vissan...

Hiện mỗi năm TP.HCM tiêu thụ khoảng 750.000 tấn rau, củ, quả các loại, trong đó các vùng rau của TP.HCM đáp ứng khoảng 285.000 tấn. TP.HCM đã đặt ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2015, diện tích gieo trồng rau đạt 15.000ha, sản lượng 375.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 220 triệu đồng/ha/năm, trong đó trên 90% các tổ chức, cá nhân tại các vùng sản xuất RAT đạt tiêu chuẩn VietGAP.

Có thể bạn quan tâm

Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Làm Tôm Chết Sớm Đã Xác Định Được Nguyên Nhân Làm Tôm Chết Sớm

Ngày 28-6, Trường đại học Nông Lâm TPHCM và đại học Arizona, Mỹ đã tổ chức buổi hội thảo công bố nguyên nhân gây ra hội chứng tôm chết sớm (EMS).

04/07/2013
Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn Dân Góp Tiền Làm Đường Nông Thôn

Dù không được tỉnh hay huyện chọn là xã điểm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng 2 năm qua người dân thôn Hoàng Diệu, xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã tự bỏ tiền túi mở 4km đường giao thông kiên cố.

04/07/2013
Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế, Bảo Vệ Môi Trường Nâng Cao Hiệu Quả Kinh Tế, Bảo Vệ Môi Trường

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp cùng các huyện, thị xã triển khai nhiều chương trình tập huấn kỹ thuật và xây dựng các mô hình trình diễn nuôi trồng thủy sản (NTTS) bằng phương pháp mới, theo hướng an toàn sinh học.

04/07/2013
Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo Khôi Phục Nghề Khai Thác Hải Sản Bằng Chà Rạo

Chà rạo là nghề truyền thống của ngư dân ở một số vùng biển trong nước, trong đó có Bình Định, song nghề này đã dần mai một. Vừa qua, UBND xã cùng Hội Ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) đã xây dựng mô hình khai thác hải sản bằng nghề chà rạo có kết quả, năng suất, sản lượng đánh bắt ngày càng tăng.

04/07/2013
Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra Liên Kết “3 Nhà” Để Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Cá Tra

Những tháng đầu năm 2013, nghề nuôi cá tra thâm canh trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tiếp tục gặp khó do chi phí đầu vào tăng cao nhưng giá cá tra không ổn định và thấp hơn giá thành sản xuất trong thời gian dài... dẫn đến diện tích nuôi cá giảm.

04/07/2013