Tổng thống Indonesia bác tin nhập khẩu gạo

Tuy bố của Tổng thống Indonesia trái ngược với phát biểu của Phó tổng thống nước này rằng Indonesia sẽ nhập khẩu 1,5 triệu tấn gạo từ Thái Lan và Việt Nam nhằm đảm bảo đủ lượng gạo lưu kho.
Tổng thống Indonesia đã đến thăm khu vực trồng lúa tại Karawang và cho biết, lượng gạo dự trữ hiện nay của Indonesia đạt khoảng 1,7 triệu tấn và thêm 200.000 - 300.000 tấn trong vụ thu hoạch vào tháng 10 và tháng 11, “lượng gạo dự trữ này khá an toàn” bất chấp hiện tượng El Nino diễn biến đến hết năm.
Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia Bulog không có bình luận gì. Trước đó, cơ quan này dự đoán Indonesia có thể phải nhập khẩu gạo vào tháng 3-4 năm tới.
Cục Thống kê Indonesia BPS - từng ước tính sản lượng lúa của Indonesia năm 2015 đạt 75,5 triệu tấn - cũng đang tiến hành đánh giá lại dự báo có tính đến tác động của hạn hán.
Có thể bạn quan tâm

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

Ông Hồ Văn Du - Trưởng trạm Dược liệu Trà Linh (xã Trà Linh, Nam Trà My) cho biết, vừa qua hàng nghìn cây sâm giống của trạm bị héo lá, vàng úa, chết khô không rõ nguyên nhân. Đây đa số là sâm giống được gieo từ hạt trong năm 2013.

Đề án Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi tại 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn lợi cá ngừ đại dương, hài hòa lợi ích cho các bên tham gia trong chuỗi từ khai thác, thu mua, chế biến, tiêu thụ với tinh thần chung là sẽ tập trung nguồn lực để thúc đẩy phát triển ngành cá ngừ, tạo ra liên kết chặt chẽ theo chuỗi giữa các khâu, đảm bảo giá trị kinh tế.