Ngô Lai Xóa Đói Giảm Nghèo
Cây ngô lai không chỉ thay thế dần cây sắn, đậu tương mà còn giúp nông dân tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo hiệu quả. Ở các huyện miền núi phía bắc, diện tích tự nhiên chủ yếu là đồi núi, đất SX nông nghiệp ít nên địa phương đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.
Hơn 3 năm nay cây ngô lai đang khẳng định là cây lương thực chính, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân; đặc biệt là ở miền núi. Nhiều hộ đã mạnh dạn nhận đất giao khoán để trồng ngô lai.
Năm 2010, dân số VN là 87,8 triệu người, dự báo đến năm 2025 sẽ có 100 triệu dân. Dân số tăng, nhu cầu tiêu thụ lương thực thực phẩm cũng tăng theo. Để có đủ số lượng thịt đáp ứng nhu cầu của người dân ngành chăn nuôi buộc phải tăng đàn, khiến lượng thức ăn gia súc cũng tăng theo, kéo theo việc tăng nhập khẩu ngô hạt để chế biến thức ăn chăn nuôi (TĂCN).
Theo số liệu của Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi VN, mỗi năm ngành chế biến TĂCN cần khoảng 5 triệu tấn ngô hạt, nhưng SX trong nước không đáp ứng được nhu cầu. Là nước nông nghiệp nhưng VN vẫn phải nhập khẩu ngô! Sở dĩ có nghịch lý trên là vì SX ngô ở VN cho năng suất khá thấp, khiến giá ngô trong nước cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Đặc biệt tại các tỉnh miền núi như Lai Châu, Sơn La, Lào Cai… một số đồng bào dân tộc ít người còn dùng ngô như là nguồn lương thực chính.
Tuy vậy, bà con vẫn còn trồng các giống ngô địa phương và tập quán canh tác lạc hậu nên năng suất chỉ đạt trên dưới 1 tấn/ha, sản lượng thấp, không đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước. Năm 2010, VN đã nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn ngô hạt, tăng 350.000 tấn so với 2009 và năm 2011 đã nhập khoảng 1,5 triệu tấn ngô, khiến VN phải tiêu tốn lượng lớn ngoại tệ (khoảng 500 triệu USD).
Nếu như năm 2000 diện tích trồng ngô lai ở VN chưa tới 10%, thì đến năm 2010 diện tích trồng ngô lai đã tăng hơn 90%, năng suất bình quân cả nước khoảng 2 tấn/ha (năm 2000) đã tăng lên 4,5 tấn/ha (năm 2010). Từ đó, giúp VN giảm nhập khẩu một lượng lớn ngô để chế biến TĂCN. Việc phát triển cây ngô lai đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền nông nghiệp VN.
Vừa qua Bộ NN-PTNT đã có Quyết định 824/QĐ-BNN-TT, bố trí diện tích canh tác ngô ổn định đến năm 2015 và 2020 khoảng 500.000 ha. Mở rộng diện tích gieo trồng ngô bằng cách tăng diện tích vụ đông ở đồng bằng sông Hồng, tăng diện tích trên đất một vụ lúa ở các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, Tây Nguyên. Năm 2015 diện tích gieo trồng đạt 1,2 triệu ha, sản lượng 6 triệu tấn và ổn định từ sau năm 2020 khoảng 1,44 triệu ha; thâm canh ngô để đạt sản lượng 7,5 triệu tấn; phấn đấu đáp ứng khoảng 80% nguyên liệu cho công nghiệp chế biến TĂCN.
Là Cty hàng đầu trên thế giới về giống cây trồng và thuốc BVTV, từ khi đến VN, Syngenta đã đóng góp rất nhiều cho nền nông nghiệp trong nước. Đặc biệt là đối với nền kinh tế mới nổi như VN, Syngenta rất chú trọng đến việc thử nghiệm và phát triển các giống mới, chuyển giao công nghệ và những giải pháp BVTV giúp phát triển cây ngô lai ở VN. Nhờ vậy người nông dân đã được hưởng lợi từ các tiến bộ KH-KT mà nông dân các nước tiên tiến khác đang có.
Từ đó họ ngày càng chú trọng đầu tư thâm canh tăng vụ, áp dụng tiến bộ KH-KT vào SX nên diện tích gieo trồng và sản lượng ngô ngày càng tăng nhanh, đáp ứng nhu cầu ngày tăng cao nhu cầu ngành chăn nuôi trong nước.
Đầu những năm 2000, giống ngô lai của Syngena đã được du nhập vào VN. Sau hơn 10 năm có mặt, Syngenta là Cty FDI cung cấp số lượng giống ngô lai hàng đầu tại VN. Hiện các loại giống ngô lai cho năng suất cao, được trồng phổ biến là NK54, NK67, NK66, NK6654, NK6326 và NK4300.
Bà con xã Mường Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, trước năm 2000 họ chủ yếu trồng giống ngô địa phương, nếu thâm canh tốt cũng chỉ cho năng suất trên 2 tấn/ha (khô). Từ khi chuyển qua trồng giống ngô lai, năng suất cao hơn nhiều; nhờ đó mà thu nhập cũng cao hơn.
Ông Lò Văn Khai, nông dân chuyên trồng ngô lai ở bản Vặt, xã Mường Sang, cho biết: "Từ năm 2005, khi tôi được cán bộ kỹ thuật của Cty Syngenta tư vấn và hướng dẫn trồng các giống ngô lai NK54, NK66, NK4300 trừ những năm đầu chưa có kinh nghiệm năng suất khoảng 5-6 tấn/ha, nhưng từ năm 2008 đến nay tôi đã nắm bắt được kỹ thuật chăm sóc và chú ý đến làm cỏ nên năng suất thường xuyên thu được gần 8 tấn/ha (khô).
Nếu so với một số giống lai khác cho năng suất khoảng 5 tấn/ha thì giá giống ngô tôi mua trồng cao hơn khoảng 400.000 đồng/ha, nhưng bù lại cho năng suất cao hơn, nên thu nhập cao hơn khoảng 15 triệu đồng/ha (sau khi đã trừ chênh lệch giá giống), rất xứng đáng với đồng tiền tôi đã bỏ ra mua giống tốt, năng suất cao mang lại hiệu quả đầu tư lớn. Do vậy, từ đấy đến nay tôi chỉ chuyên trồng giống ngô lai NK và rất tin tưởng các giống này. Nhà tôi từ đó cũng thoát nghèo, vươn lên làm giàu nhờ vào giống ngô NK đấy".
Có thể bạn quan tâm
Cho vay theo chuỗi dự án tuy là một hình thức mới, với kỳ vọng tháo gỡ những vướng mắc lâu nay trong lĩnh vực cho vay tam nông, tuy nhiên để việc cho vay vốn đạt hiệu quả, các địa phương cần phải tạo cơ sở cho “tam nông” đón vốn.
Các tiểu thương kinh doanh mặt hàng thịt heo, gà cho biết, gần 1 tuần nay, giá thịt heo, gà bán lẻ đã tăng khoảng 2-3 ngàn đồng/kg. Hiện giá thịt heo đùi bán tại các chợ của TP.Biên Hòa (Đồng Nai) từ 85-87 ngàn đồng/kg, thịt ba rọi 90 ngàn đồng/kg, thịt gà tam hoàng nguyên con làm sẵn 65 ngàn đồng/kg, thịt gà ta làm sẵn 100 ngàn đồng/kg...
Năm 2014, xã Ý Tý (Bát Xát - Lào Cai) triển khai trồng thử nghiệm 12 ha cây đương quy tại 6 thôn gồm: Nhìu Cồ San, Mò Phú Chải, Choản Thèn, Lao Chải 1, Lao Chải 3, Sín Chải 1 với sự tham gia của 142 hộ dân.
Sau khi khảo sát thực tế, ngày 19-5, đại diện UBND huyện Hóc Môn và UBND quận 6 TPHCM đã ký thỏa thuận liên kết “Chung sức xây dựng nông thôn mới”. Theo đó, quận 6 giúp 2 xã Tân Thới Nhì và Tân Hiệp từ nay đến cuối năm 2015 cùng thực hiện để đạt 19/19 tiêu chí.
Trong đó, 10 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa... RAT hiện có hơn 80 cửa hàng bán và khoảng 180 điểm bán tại các siêu thị.