Tổng sản lượng khai thác, nuôi trồng thủy sản đạt 25.105 tấn

Trong đó, sản lượng khai thác đạt 16.165 tấn, bằng 74,2% kế hoạch, đạt 102,7% so với cùng kỳ; sản lượng nuôi trồng đạt 8.940 tấn, bằng 74,5% kế hoạch, đạt 107,4% so với cùng kỳ.
Đối với khai thác, huyện đã tập trung chỉ đạo các hộ khai thác xa bờ đóng mới tàu có công suất lớn.
Tổng số tàu cá hiện có 744 chiếc, tổng công suất đạt 71.950CV; triển khai thực hiện chính sách bảo hiểm thuyền viên, ngư lưới cụ, tàu cá có công suất từ 90CV trở lên; tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và chấp hành các quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng và thuyền viên...
Đối với nuôi thủy sản nước lợ, huyện đã tập trung nuôi tôm sú vụ xuân hè, thả cua, cá rô phi..
. Riêng tôm vụ xuân hè đã thu hoạch xong, giá trị thu nhập trên 100 triệu đồng/ha.
Để thực hiện kế hoạch năm 2015, tổng sản lượng khai thác và nuôi trồng thủy sản đạt 34.000 tấn, trong đó khai thác 21.800 tấn.
Nuôi trồng 12.200 tấn, huyện Hậu Lộc tập trung triển khai Nghị định 67/NĐ-CP của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản; đẩy mạnh chuyển đổi nghề khai thác, ngư trường khai thác, tuyến khai thác từ các phương tiện có công suất nhỏ hoạt động vùng ven bờ sang tàu có công suất lớn hoạt động vùng khơi; củng cố các tổ đội sản xuất trên biển;
Thiết lập hệ thống thông tin giữa các tàu trên biển; quản lý phương tiện khai thác thủy sản; nâng cao ý thức ngư dân trong phòng tránh bão.
Trong nuôi trồng, huyện tập trung chỉ đạo các biện pháp nuôi bền vững, nhân rộng các mô hình có hiệu quả; quản lý vùng nuôi nhuyễn thể, giống, thuốc thú y, vật tư thủy sản; tăng cường quản lý dịch bệnh, kiểm soát tốt chất lượng nhuyễn thể theo quy trình kỹ thuật.
Có thể bạn quan tâm

Tham gia dự án, các hộ gia đình được quy hoạch chăn nuôi theo vùng, được tập huấn tiếp cận khoa học công nghệ chăn nuôi an toàn, kỹ thuật quản lý, sản xuất, phòng chống dịch bệnh hiệu quả, hỗ trợ xây dựng công trình bể bioga. Ngoài ra, địa phương còn được dự án đầu tư hỗ trợ nâng cấp các cơ sở giết mổ, chợ buôn bán thực phẩm tươi sống.

Cùng với phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi được xác định là thế mạnh của kinh tế hộ ở các huyện miền núi tỉnh ta. Tuy nhiên, tại các địa phương, chăn nuôi chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và lợi thế, đặc biệt là chăn nuôi nông hộ.

Ngày 7-10, Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) phối hợp với Công ty Cổ phần Công nông nghiệp Tiến Nông tổ chức Lễ ký Biên bản thỏa thuận hợp tác cho vay vốn đối với khách hàng mua máy nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp.

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, diện tích một số loại cây ăn quả kém hiệu quả trên địa bàn đang có xu hướng giảm. Đơn cử như cây vải, hiện chỉ còn khoảng 4.000 ha, giảm 15-20% diện tích so với 5 năm trước. Diện tích một số cây ăn quả cho hiệu quả kinh tế cao như nhãn, na, chuối, táo tăng lên do thị trường tiêu thụ các loại sản phẩm ngày càng được mở rộng, đặc biệt là chuối. Riêng 9 tháng của năm nay, nông dân trong tỉnh đã trồng được 83ha chuối.

Ông Trần Công Chiến, Tổng giám đốc kiêm Chủ tịch HĐQT Công ty CP giống bò sữa Mộc Châu chính là người khởi xướng và dày công vun đắp cho cuộc thi. Thủa ban đầu, với tên gọi “Bò sữa điển hình chất lượng cao”, cuộc thi diễn ra tương đối đơn điệu.