Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Dẻo thơm cốm Tú Lệ đặc sản Tây Bắc

Dẻo thơm cốm Tú Lệ đặc sản Tây Bắc
Ngày đăng: 28/09/2015

Tây Bắc đã vào mùa lúa chín. Từ cánh đồng Mường Lò cho tới những cung ruộng bậc thang Mù Cang Chải màu xanh của lúa đã bắt đầu chuyển sang một màu vàng óng ả, màu của no ấm.

Chân đèo Khau Phạ, lúa nếp non trên những thửa ruộng bậc thang của Tú Lệ, Lìm Mông, Lìm Thái  đã cắt gần xong cho kịp giã, cốm ở Khau Phạ đã vào mùa.

Con đường chạy dọc bản Lìm Thái (xã Cao Phạ, Văn Chấn, Yên Bái) vắng hoe.

Nếu không nghe tiếng cười và tiếng thậm thịch vọng ra từ dưới nhà sàn, đằng sau hàng rào cúc tần, sẽ tưởng dân làng đã đi nương hết. Cất tiếng xin phép chủ nhà rồi đẩy cái cổng tre bước vào sân, quang cảnh đã khác.

Chiếc cối giã cốm là trung tâm, cả đại gia đình xúm quanh, mỗi người một việc nhịp nhàng.

Mẻ cốm mới giã xong phớt màu mạ non.

Nhón lấy mấy hạt đầu nong nhai nhè nhẹ đã thấy ngọt nơi đầu lưỡi, hương nếp thơm lựng đến bồi hồi. 

 

Mùa cốm kéo dài khoảng 15 ngày, bắt đầu khi lúa nếp sắp chín.

Nếp non mới cắt về phải tuốt ngay, chọn hạt mẩy làm cốm.

Việc rang lúa nếp tại nhà cô Hà Thị Song được giao cho cô con dâu tương lai Lò Thị Ngân. 

Lúa nếp rang chín để nguội mới giã thành cốm. Nhà bên, bà mẹ ngồi đảo cốm trong cối, hai cô con gái cùng đạp cần cối, tiếng thậm thịch đều theo nhịp chân.

 Giã xong một mẻ, cốm được đổ ra nong, sảy và nhặt hết mày trấu rồi lại giã tiếp, cứ thế 3 lượt.

 Làm cốm tuy nhẹ nhàng nhưng phải luôn tay, luôn chân. 

Mùa cốm, nhà nào đông con làm được nhiều nhất. Một ngày một nhà có thể làm được 30kg. 

Người Thái ở bản Lìm thường gói cốm bằng lá dong, giữ hương thơm và độ dẻo được lâu. 


Có thể bạn quan tâm

Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra Lợi lớn từ liên kết sản xuất cá tra

Không chấp nhận trước những khó khăn đã gặp phải trong nuôi cá tra, ông Hà Tấn Tâm ở khu vực Thới Thạnh (phường Thới An, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) đã liên kết với doanh nghiệp, đổi mới cách nuôi để vực dậy nghề mà ông đã chọn.

04/01/2016
Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân Chuyện làm giàu của một cử nhân nông dân

Tốt nghiệp đại học nhưng không đi làm thuê cho các công ty mà quyết chí về quê lập nghiệp, với hành trang là kiến thức kỹ thuật và tư duy dám nghĩ dám là, chàng “cử nhân nông dân” Bùi Quang Phong đã thu được những thành công đáng nể phục

04/01/2016
Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc Giàu lên từ trang trại nuôi lợn siêu nạc

Từ hai bàn tay trắng, anh Nguyễn Văn Tứ đã mạnh dạn vay lãi đầu tư trang trại khép kín nuôi lợn siêu nạc. Mỗi năm cho thu lãi tiền tỷ và trở thành người chăn nuôi lớn nhất trên địa bàn huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).

04/01/2016
Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm Bà chủ trại rắn mối tiết lộ bí quyết thu trăm triệu mỗi năm

Từ việc bắt rắn mối đem về nuôi thử, chị Phạm Thị Lệ ở Thới Bình, phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ thành bà chủ trại rắn có thu nhập lên tới trăm triệu đồng mỗi năm.

04/01/2016
Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho Vùng rau ít đụng hàng ở Suối Nho

Về thăm xã Suối Nho (huyện Định Quán, Đồng Nai) mùa nào cũng thấy những vườn rau hẹ xanh tốt, sum suê. Chỉ trồng 1 lần nhưng rau hẹ cho thu hoạch kéo dài từ 2-3 năm mới phải trồng lứa mới nên rau hẹ mang lại lợi nhuận cao, nông dân đua nhau mở rộng diện tích.

13/01/2016