Tổng Kết Mô Hình Nuôi Cá Chẽm Trong Ao Bằng Thức Ăn Công Nghiệp
Ngày 4/6/2013, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Trà Vinh; phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải và bà con ngư dân xã Long Toàn tham dự tổng kết Mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp.
Với 2 mô hình trình diễn nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp, được thực hiện trên qui mô 1 ha, tại 2 xã Long Toàn và Long Vĩnh. Với lượng con giống thả nuôi là 15.000 con, mật độ nuôi 1,5 con/m2. Con giống được cung cấp từ Phân viện của Viện nuôi trồng thủy sản II; cá có kích cở từ 10 đến 12 cm/con; cá được thuần bằng thức ăn viên nổi và được thuần độ mặn phù hợp với ao nuôi.
Theo đánh giá của kỹ sư La Minh Trung, Trưởng Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Duyên Hải: Sau 8 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 800 g trở lên, tỷ lệ sống đạt trên dưới 70%; năng suất đạt bình quân 8,4 tấn/ha. Qua thực tế nuôi cho thấy, hệ số thức ăn là 1,2 tạo ra 1 kg cá; Tổng các khoản chi phí để tạo ra 1 kg cá thành phẩm là 42.000 đồng. Với giá bán dao động trên dưới 70.000 đồng/kg, thì 1 ha nuôi cá chẽm sẽ mang về lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng.
Cụ thể như mô hình trình diễn của hộ anh Châu Hoàng Ân, tại khu nuôi tôm công nghiệp 200 ha ấp Long Thạnh, xã Long Toàn, với diện tích 5.000 m2 anh thả nuôi 6.500 con cá giống. Sau 8 tháng nuôi, hiện tại đàn cá của anh tăng trọng rất nhanh từ trên 800 g đến 1 kg/con; với tỷ lệ cá sống khoảng 70% thì sản lượng đã ước đạt trên 4,5 tấn. Với giá bán như hiện nay thì anh Ân đã mang về nguồn thu cả trăm triệu đồng.
Qua tham quan thực tế tại mô hình trình diễn của hộ anh Châu Hoàng Ân, ngư dân tham dự đều ghi nhận hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi cá chẽm trong ao đất sử dụng bằng thức ăn công nghiệp. Qua phân tích của ngành chuyên môn, thì mô hình nuôi sử dụng thức ăn công nghiệp có ưu điểm là: thức ăn có độ ổn định, giúp cá phát triển tốt, rút ngắn thời gian nuôi; kích thích cá bắt mồi tốt; cung cấp đủ dinh dưỡng đảm bảo sự tăng trưởng đồng đều cho cá; chủ động nguồn thức ăn; tiết kiệm thời gian và công lao động; giá thành giảm…đồng thời, giảm được tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi.
Tuy nhiên, để nuôi cá chẽm trong ao đất bằng thức ăn công nghiệp thành công, thì con giống là yếu tố quyết định. Do đó, người nuôi nên lựa chọn những nơi cung cấp con giống cá chẽm có uy tín về chất lượng; đồng thời nên chọn con giống có kích cở lớn để giảm hao hụt; nên sử dụng thức ăn công nghiệp và dùng quạt nước nếu thả nuôi mật độ từ 3 con/m2 trở lên.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Cục Chế biến nông lâm thủy sản và nghề muối,lượng đường còn tồn tại kho các nhà máy đến ngày 15-7 là 300.180 tấn,thấp hơn cùng kỳ năm trước 157.710 tấn.
Hàng nghìn hộ nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đang rất lo lắng do giá tôm hùm thương phẩm giảm mạnh. Nếu giữa tháng Năm vừa qua, tôm hùm loại 1 trọng lượng từ 1kg trở lên có giá bán 1,8 triệu đồng/kg thì hiện nay giá chỉ còn 1,27 triệu đồng/kg.
Bước vào vụ ngô năm nay, nông dân Quản Bạ rất phấn khởi khi những cánh đồng ngô trải dài khắp thung lũng đều được mùa. Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp huyện, diện tích ngô vụ này trồng được 5.045ha, đạt 84% kế hoạch. Trong đó, ngô lai có diện tích là 2.733ha gồm các giống NK4300, NK 54, NK 66, CP989, CP 999...
Ngày 28.7, huyện Quang Bình phối hợp với Công ty TNHH một thành viên Đầu tư Phát triển chè Quang Bình tổ chức Lễ khánh thành cơ sở chế biến chè chất lượng cao gắn với Trung tâm giới thiệu sản phẩm nông nghiệp huyện Quang Bình tại thôn Nà Tho, xã Tân Bắc. Đến dự có đại diện lãnh đạo các Sở: Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Công thương, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư tỉnh, các đồng chí lãnh đạo huyện; cùng đông đảo nhân dân trong địa bàn.
Tại hội nghị sơ kết thực hiện Quyết định số 68/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp, ngày 28/7, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn khẳng định, tiến độ thực hiện Quyết định 68 còn chậm, việc triển khai mới tập trung vào cây lúa.