Tổn Thất Sau Thu Hoạch Lúa 635 Triệu USD/năm
- Đây là thông tin chính thức được đưa ra tại Hội thảo về bảo quản lúa gạo cho ĐBSCL diễn ra tại TP Cần Thơ ngày 30-6.
Tiến sĩ Phạm Văn Tấn (Phó giám đốc Phân viện Cơ điện nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch, Bộ NN-PTNT) cho biết: “Tổn thất sau thu hoạch lúa gạo tại ĐBSCL hiện nay vẫn còn khá cao, 13,7%, tương đương thiệt hại 635 triệu USD/năm. Trong số này, chiếm cao nhất là khâu phơi sấy mất 4,2%, thu hoạch 3%, xay xát 3%, bảo quản 2,6%, vận chuyển 0,9%. Nếu như tất cả các khâu thu hoạch đều có khiếm khuyết thì tổn thất có thể lên đến 20,6%. Ngoài ra, tổn thất các phụ phẩm khác của lúa gạo cũng lên đến 50%. Các mất mát về chất cũng rất lớn, chưa được xem xét hết. Cụ thể như chất lượng, thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam thuộc cấp thấp chiếm đa số, giá bán thường thấp hơn gạo của Thái Lan và Mỹ từ 80 - 100 USD/tấn”.
Để giảm tổn thất sau thu hoạch, tăng giá trị trong chuỗi sản xuất, các chuyên gia đề xuất giải pháp tập trung đầu tư phát triển hệ thống silo bảo quản, tồn trữ lúa gạo tại ĐBSCL. Đây được đánh giá là hướng phát triển tất yếu của công nghiệp chế biến lúa gạo. Các cụm silo lúa hiện đại được trang bị hệ thống lấy mẫu để kiểm định chất lượng đầu vào, thiết bị làm sạch, sấy khô lúa; hệ thống nạp vào và tháo lúa ra bằng cơ giới; theo dõi tự động nhiệt độ của lúa trong trong quá trình bảo quản… Chất lượng lúa gạo được bảo đảm trong thời gian khá dài; rất thuận lợi cho việc chủ động nguồn hàng, chờ giá cao, kéo dài thời gian tiêu thụ, đảm bảo an ninh lương thực…
Có thể bạn quan tâm
Cường độ âm thanh dẫn dụ chim yến không vượt quá 70 đề xi pen trong khoảng thời gian từ 6 giờ đến 21 giờ và không được sử dụng âm thanh từ 21 giờ đến 6 giờ sáng. Chủ cơ sở nuôi chim yến phải thực hiện quy định về vệ sinh thú y và phòng, chống dịch bệnh. Đối với các tổ chức, cá nhân xây dựng cơ sở nuôi chim yến sau thời điểm thông tư này có hiệu lực phải phù hợp với quy hoạch và được sự đồng ý bằng văn bản của UBND cấp huyện…
Năm 2010, từ đôi vịt trời vướng vào lưới đánh cá, anh Tô Quang Dần, thôn Đông Phú, xã Đông Phú, huyện Lục Nam (Bắc Giang) đã đem về nuôi và thuần hóa. Sau khoảng bảy tháng, vịt trời đẻ lứa trứng đầu tiên, anh Dần đem trứng cho gà ấp để nhân giống. Sau bốn tháng chăm sóc, lứa vịt trời đầu tiên được xuất bán với giá từ 220 đến 250 nghìn đồng/con. Trước hiệu quả kinh tế nhờ nuôi vịt trời đem lại, anh Dần đã tăng quy mô đàn.
Chăm sóc dâu đầy đủ; bón cân đối các loại phân đạm-lân-kali, đủ định lượng, đúng lúc và đúng cách. Hái dâu đúng kỹ thuật và theo yêu cầu tuổi tằm: tằm nhỏ (tuổi 1 đến tuổi 3) ăn lá dâu non, tằm lớn (tuổi 4 - tuổi 5) ăn lá dâu thành thục và lá già. Sát trùng nhà cửa và dụng cụ nuôi tằm bằng dung dịch foocmol 0,2% trước và sau mỗi lứa nuôi.
Ông Thạch Kẹt bày tỏ: “Nếu so sánh với những loại rau màu khác thì trồng hành tím cho thu nhập cao hơn. Chưa có năm nào hành tím bội thu như năm nay. Năng suất bình quân từ 1,1 - 1,3 tấn/công. Không chỉ trúng mùa, hành tím còn trúng giá (từ 17.000 - 19.000 đồng/kg).
Được Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu hỗ trợ nguồn vốn 500 triệu đồng, 22 hộ là hội viên Chi hội HTX Nông nghiệp Quyết Thắng đã thực hiện dự án trồng rau an toàn tại phường Long Hương (TP. Bà Rịa). Sau 7 tháng thực hiện dự án, các hộ đã trồng 2,2ha rau dền, cải, mồng tơi...