Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn
Nông dân cắt tỉa trên cây nhãn bị bệnh chổi rồng
Qua 6 tháng triển khai ở 3 điểm, gồm:
Thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; 02 xã Ninh Thới và An Phú Tân, huyện Cầu Kè, trên diện tích 7 ha, các nhà vườn đã nắm bắt và thực hành những phương pháp phòng trừ bệnh chổi rồng đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Như nhà vườn Trần Thanh Long xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tham gia mô hình với diện tích 5 công vườn bị nhiễm bệnh chổi rồng trên 90%, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 4 tấn.
Năm nay nhờ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh chổi rồng như:
Quy trình phòng trừ bệnh, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, tưới nước, kỹ thuật cắt tỉa cành, cắt tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh lông nhung trên từng giai đoạn sinh trưởng và pháp triển, nên tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% diện tích bị bệnh, gia đình thu hoạch được hơn 7 tấn.
Từ mô hình trên, hiện nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.
Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1.728 ha diện tích cây nhãn, trong đó có hơn 1.475 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm
Không chỉ được biết đến là nơi nghề buôn bán sắt vụn phát triển, nhiều năm qua, những gia đình ở thôn Giã Bàng, xã Tề Lỗ (Yên Lạc - Vĩnh Phúc) được nhân dân nhiều nơi trong và ngoài tỉnh biết đến như một địa chỉ đầu mối chuyên ấp nở và cung cấp con giống. Nghề ấp nở trứng gia cầm, con giống đã giúp cho nhiều nông dân nơi đây vươn lên làm giàu, xóa đói, giảm nghèo.
Ông Lương Văn Tám, ở ấp Long Hòa A2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang) đã mày mò nghiên cứu và áp dụng thành công bao trái trên mít. Kết quả là vườn mít của ông 3 năm qua đều xanh tốt, cho trái to, đẹp và được thị trường ưa chuộng.
Ông Trần Văn Cang, ngụ xã Tân Hội Đông (Châu Thành, Tiền Giang) được tiếng khen cần cù, chịu khó, say mê lao động và ham học. Ông đã mạnh dạn chuyển đổi các loại cây trồng kém hiệu quả sang trồng dừa xiêm lục mang lại hiệu quả kinh tế cao, từng bước đưa kinh tế gia đình đi vào ổn định.
Nếu xét về ưu thế, Trà Vinh cũng như các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển cây thanh long ruột đỏ (thanh long), nhất là từ khi dự án ngọt hóa Nam Mang Thít đưa vào sử dụng.
Cụ thể hóa đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Bộ NN-PTNT, mới đây, UBND tỉnh Nam Định đã phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh. Theo đó, về lĩnh vực chăn nuôi, Nam Định lựa chọn 4 đối tượng chủ lực gồm lợn, gà, ngao và tôm.