Ổn định cuộc sống từ con ốc len

Nhờ cần cù, chịu khó và biết học tập, ứng dụng các mô hình hay trong sản xuất, năm 2006, ông Rương học kinh nghiệm nuôi ốc len ở Bạc Liêu do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức, qua gần 10 năm phát triển mô hình nuôi ốc len đã góp phần trong việc ổn định cuộc sống của gia đình ông, ngoài ra còn giúp cho nhiều nông dân trong ấp Phước Thiện học tập, nhân rộng trên vùng đất bãi bồi ven tán rừng và đồng láng…
Theo ông Ngô Oanh Rương, nuôi ốc len không tốn chi phí thức ăn cũng như công chăm sóc, chỉ đầu tư con giống lúc đầu và vài trăm mét lưới mùng (tùy điều kiện mỗi hộ nuôi) để bao quanh khu vực nuôi không để ốc bò ra ngoài, do đặc điểm ốc len là loài thích ăn các chất mùng hữu cơ như lá, thân cây mục, các loại vỏ đậu, khoai… Chu kỳ từ lúc thả ốc giống (khoảng 2.000 con/kg) đến thu hoạch ốc thương phẩm là 07 - 08 tháng (đạt trọng lượng 35 - 40 con/kg), khoảng 04 - 05 tháng nuôi, nông dân có thể thu hoạch theo hình thức thu tỉa với những con lớn. Sau thời gian nuôi, nếu không thu hoạch ốc len thương phẩm, ốc bắt đầu sinh sản. Được biết, giai đoạn 2010 - 2012, ông Ngô Oanh Rương chỉ nuôi với diện tích khoảng 500m2, mỗi năm cho sản lượng gần 05 tấn ốc len. Giá bán lúc đó khoảng 40.000 - 50.000 đồng/kg. Hiện nay, giá ốc len đã không ngừng tăng cao (70.000 - 80.000 đồng/kg) có lúc tăng lên 100.000 đồng/kg và khá hút hàng, được tiêu thụ về thành phố và các chợ đầu mối.
Theo các hộ dân cho biết, đối với vùng đất Phước Thiện rất thích nghi cho việc nuôi ốc len, do có nhiều bãi rừng và đồng láng nằm cặp theo vàm Phước Thiện nên có nền đất thịt và giàu chất mùng hữu cơ. Tuy nhiên, trong thời gian qua việc phát triển nuôi ốc len ở ấp Phước Thiện không phát triển mạnh (hiện chỉ còn 04 - 05 hộ thả nuôi) là do phần lớn các hộ thả nuôi ốc ở cặp ven các khu rừng, bãi đất bồi khá xa nhà nên thường xuyên xảy ra việc mất trộm ốc, khó kiểm soát… vì vậy nhiều nông dân ngại mở rộng mô hình nuôi ốc len.
Cũng theo ông Ngô Oanh Rương: Riêng gia đình cũng bị thất thu từ 50 - 60% sản lượng. Hiện gia đình đang di dời điểm nuôi mới, gần khu vực chòi canh giữ tôm. Dự kiến diện tích thả nuôi khoảng 2.000m2 và gia đình đang gây thả lại được 70kg ốc len giống, sau 07 - 08 tháng sẽ cho sản lượng khoảng 300 - 400kg. Nếu không thu hoạch bán ốc thương phẩm thì với sản lượng này đủ để nuôi nhân rộng ra hết diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 29.6, Bộ Tài chính đã thông báo: Gần đây, Bộ Tài chính có nhận được công văn kiến nghị của một số doanh nghiệp và qua thông tin trên một số báo phản ánh khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện áp dụng chính sách thuế xuất khẩu sắn lát 5%.

Nhu cầu của thị trường thế giới về sản phẩm ca cao đang rất cao, đặc biệt là thị trường Mỹ, EU, châu Âu, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản… Đây là cơ hội lớn cho ngành ca cao Việt Nam, cần đầu tư cải thiện về “chất” từ sản xuất cho đến chế biến để gia tăng sản lượng xuất khẩu.

Như nhiều địa phương khác trong tỉnh, mặc dù đối mặt với nguy cơ thiếu nước tưới do hạn hán kéo dài nhưng được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, hướng dẫn kịp thời của ngành chức năng và chính quyền địa phương nên nông dân huyện Mang Yang vẫn đẩy nhanh tiến độ gieo trồng, hướng tới hoàn tất công tác gieo trồng vụ mùa năm 2015 đúng thời vụ.
Theo kế hoạch, năm 2015 huyện Bắc Mê triển khai trồng mới 7.500 ha rừng lâm nghiệp xã hội nhưng đến thời điểm này, tổng diện tích các hộ gia đình đã đăng ký trồng rừng chỉ mới đạt hơn 50% kế hoạch (gần 4 nghìn ha); diện tích trồng rừng mới được trên 1.125 ha. Để đẩy nhanh tiến độ trồng rừng, huyện Bắc Mê đang tập trung mọi nguồn lực, huy động cả hệ thống chính trị cùng vào cuộc, quyết tâm thực thiện hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch được giao.

Đã bao đời nay, người dân ở Mèo Vạc chủ yếu sản xuất nông nghiệp nhưng thiếu nước, thiếu đất sản xuất và gần như năm nào cũng gánh chịu hậu quả nặng nề do thiên tai gây ra. Vì thế, nhiều gia đình khó thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên, với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cùng với đẩy mạnh sản xuất theo hướng hàng hóa, đang tạo ra hướng đi giúp người nông dân từng bước giảm nghèo bền vững.