Tổng kết mô hình giúp nhà vườn quản lý và phòng trừ bệnh chổi rồng trên cây nhãn

Nông dân cắt tỉa trên cây nhãn bị bệnh chổi rồng
Qua 6 tháng triển khai ở 3 điểm, gồm:
Thị trấn Cầu Quan, huyện Tiểu Cần; 02 xã Ninh Thới và An Phú Tân, huyện Cầu Kè, trên diện tích 7 ha, các nhà vườn đã nắm bắt và thực hành những phương pháp phòng trừ bệnh chổi rồng đúng cách, đạt hiệu quả cao.
Như nhà vườn Trần Thanh Long xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè tham gia mô hình với diện tích 5 công vườn bị nhiễm bệnh chổi rồng trên 90%, sản lượng thu hoạch chỉ đạt 4 tấn.
Năm nay nhờ Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh hướng dẫn phòng trừ bệnh chổi rồng như:
Quy trình phòng trừ bệnh, kỹ thuật canh tác, chăm sóc, bón phân, tưới nước, kỹ thuật cắt tỉa cành, cắt tỉa và tiêu hủy bộ phận bị bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh lông nhung trên từng giai đoạn sinh trưởng và pháp triển, nên tỉ lệ bệnh chổi rồng giảm mạnh, chỉ còn khoảng 40% diện tích bị bệnh, gia đình thu hoạch được hơn 7 tấn.
Từ mô hình trên, hiện nay Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh đang triển khai nhân rộng mô hình này trong toàn tỉnh.
Được biết, toàn tỉnh hiện có hơn 1.728 ha diện tích cây nhãn, trong đó có hơn 1.475 ha bị nhiễm bệnh chổi rồng.
Related news

Khoảng một tuần trở lại đây, giá nấm rơm Đồng Nai thu mua tại vườn bất ngờ tăng vọt, người trồng nấm tại đây không đủ hàng cung cấp cho thương lái.

Tình trạng được mùa dội chợ đã khiến một số trái cây Việt rớt giá như: thanh long, bơ, ổi, dừa… phải ra “đứng đường”, bán đổ đống ở vỉa hè.

Mặc dù nhu cầu sử dụng sữa tươi tại nước ta trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, song ngược lại những người nuôi bò sữa vẫn rất khó sống với nghề.

Từng chinh phục thị trường thế giới khá thành công, nhưng khi làm ăn tại sân nhà, các doanh nghiệp chế biến thủy sản đông lạnh lại gặp không ít rào cản.

Đánh giá của các hộ trồng tiêu trên địa bàn huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho thấy, năm nay thời tiết khá thuận lợi nên hầu hết các vườn trồng hồ tiêu phát triển khá tốt.