Chủ động chống úng cho cây trồng
Theo thống kê của các Sở NN&PTNT, các tỉnh phía Bắc cơ bản đã hoàn thành việc gieo cấy lúa vụ hè thu và vụ mùa theo kế hoạch.
Hiện nay tình hình thời tiết tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường. Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, các tỉnh phía Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của xoáy áp thấp với độ cao 5.000m, nguy cơ gây mưa to đến rất to trong vòng 4 - 5 ngày tới. Xoáy thấp này đang và vẫn tồn tại ở khu vực Đông Bắc. Dự báo, mưa sẽ lan dần vào vùng Bắc Trung Bộ và lên khu vực Trung du miền núi phía Bắc gây ngập úng nghiêm trọng.
Để bảo vệ diện tích lúa, hoa màu, Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) đề nghị các Sở NN&PTNT các tỉnh phía Bắc khẩn trương tập trung chỉ đạo các công việc sau:
Khoanh vùng có nguy cơ ngập úng cao để có các phương án xử lý nhanh, tiêu úng kịp thời; chủ động tiêu cạn nước đệm trên hệ thống sông trục và kênh mương nội đồng, tháo cạn lòng sông, giữ nông mặt ruộng; huy động các lực lượng dỡ bỏ các vật cản, khơi thông dòng chảy trên các kênh tiêu, kiểm tra tôn cao bờ vùng, bờ thửa, bờ kênh tiêu đảm bảo tiêu nước nhanh gọn cho các vùng có nguy cơ ngập úng.
Lập phương án, xử lý, thoát nước cho diện tích lúa nguy cơ bị ngập úng; huy động tối đa mọi phương tiện máy bơm... ưu tiên bơm tiêu nhanh cho những diện tích bị ngập nặng.
Các địa phương cần có phương án dự phòng, đồng thời chuẩn bị đủ cơ số hạt giống với các giống lúa cực ngắn ngày, ngắn ngày cho phương án phải gieo cấy lại.
Với vùng rau màu, chuyên màu… cần khuyến cáo nông dân khơi thông, nạo vét mương máng, rãnh thoát nước trên ruộng; chuẩn bị hạt giống rau màu để sẵn sàng gieo trồng lại phòng mưa lớn gây khan hiếm nguồn cung rau.
Khi có sự cố úng ngập, khẩn trương rà soát diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân vùng bị thiệt hại khôi phục sản xuất.
Những diện tích rau màu bị thiệt hại cần triển khai gieo trồng lại, đảm bảo kế hoạch và thời vụ sản xuất; tham mưu đề xuất chính sách hỗ trợ hạt giống từ nguồn dự trữ quốc gia để kịp thời có giống cho nông dân gieo trồng.
Đối với diện tích lúa, màu không bị ảnh hưởng cần khuyến cáo các biện pháp chăm sóc kịp thời... Tăng cường công tác dự tính để có biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả nhằm hạn chế thấp nhất ảnh hưởng của sâu bệnh hại gây ra.
Phân công cán bộ kỹ thuật bám sát tình hình sản xuất, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết để có biện pháp chủ động ứng phó kịp thời với những ảnh hưởng xấu của thời tiết gây ra.
Có thể bạn quan tâm
Là nước xuất khẩu nhiều mặt hàng rau quả, tuy nhiên, Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn trong khâu bảo quản, lưu trữ khiến giá trị gia tăng của mặt hàng này chưa cao. Trên cơ sở những thành tựu của thế giới về việc nghiên cứu vật liệu bảo quản sau thu hoạch, các nhà khoa học của Viện Hóa học Việt Nam đã tạo ra một loại màng bao gói khí quyển biến đổi, gọi tắt là màng MAP. Sản phẩm mới với nhiều ưu điểm nổi trội và đặc biệt phù hợp với quy mô sản xuất nông hộ ở Việt Nam.
Người Cà Mau và các tỉnh ở miền Tây không xa lạ gì với cây bồn bồn, một loài thực vật giống như cỏ mọc trên các đồng ruộng vào mùa mưa. Trước đây, bồn bồn không cần phải trồng mà chúng tự mọc và người dân chỉ cần ra ruộng nhổ vào rồi tùy sở thích mà có thể chế biến thành các món: dưa chua, lẩu, xào hay nấu canh
Do nguồn cung thịt lợn hiện đang khan hiếm, để thu mua được hàng, các lái buôn buộc phải đẩy giá lên 73.000 đồng mỗi cân hơi, tăng gần 50% so với dịp đầu năm. Dù thức ăn chăn nuôi có lên giá 20% như hiện nay thì người nông dân vẫn có lãi tới 3,5-4 triệu đồng mỗi con heo nặng từ một đến 1,1 tạ
Trong Hội nghị bàn các giải pháp giảm tổn thất sau thu hoạch trong khai thác thủy sản do Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Kiên Giang tổ chức mới đây, con số “tổn thất” sau thu hoạch được lượng hóa là 400.000 tấn/ năm. Tính theo giá thị trường, mỗi năm cả nước mất khoảng 8 nghìn tỷ đồng từ lượng hải sản thất thoát này; tương đương với 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2011.
Hiện Quảng Bình như đang “kẹt cứng” giữa 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Trị, nơi đang có dịch cúm gia cầm.