Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm rừng
Qua một năm thử nghiệm thí điểm kỹ thuật nuôi tôm rừng tại 18 hộ dân, nhóm nghiên cứu đã tổng kết đánh giá và tìm ra được mật độ thả nuôi tôm rừng thích hợp tại đây là 14 con/m2/năm và cũng đã tìm ra giải pháp giảm được thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi tôm, bằng cách lựa chọn tôm giống có chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng vi sinh để tăng tỷ lệ sống cho tôm.
Hộ dân được lựa chọn thí điểm để nghiên cứu đề tài trên phấn khởi vì được tài trợ miễn phí tôm giống, thu hoạch tôm năm qua cũng đạt hiệu quả cao, hộ có thu nhập cao nhất là 143 triệu đồng, hộ thu nhập thấp nhất là 46 triệu đồng.
Đặc biệt là hộ dân đã biết ứng dụng kỹ thuật, biết cách xử lý kịp thời độ pH, độ Kiềm, độ mặn và được tư vấn sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Có thể bạn quan tâm
Tuy nhiên, do tình hình thời tiết diễn biến ngày càng phức tạp, nguồn nước tự nhiên ngày càng ô nhiễm, cộng với những bất ổn nội tại, nên cần phải thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, để mô hình nuôi tôm quảng canh cải tiến tiếp tục phát triển bền vững.
Hiện chính quyền địa phương khuyến cáo bà con nên phá bỏ diện tích bị nhiễm bệnh nặng để tránh lây lan và chuyển sang đầu tư cây trồng khác như đậu, ngô, bắp để loại trừ mầm bệnh. Đặc biệt, không cho bà con lấy mía ở những vùng bị bệnh về làm hom giống.
Trong đó, huyện Đại Lộc có tiềm năng phát triển nghề nuôi cá nước ngọt lồng bè lớn nhất tỉnh Quảng Nam với diện tích mặt nước lên đến 100 ha và 75 lồng bè. Hiện huyện Đại Lộc đang tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng bè hướng đến VietGap.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT Vĩnh Long, hiện trong toàn tỉnh có 22.698ha bị nhiễm sâu bệnh (tăng 17.653ha so với hồi giữa tháng 7) trong tổng số 54.037ha lúa đã xuống giống.
Chưa bao giờ tình hình sâu bệnh hại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) lại diễn biến phức tạp và nghiêm trọng như hiện nay. Các loại cây trồng chủ lực của huyện như: sầu riêng, mít nghệ, hồ tiêu… đều đã bị nhiễm sâu bệnh trên diện rộng, gây nhiều thiệt hại cho bà con nông dân.