Tổng kết đề tài nghiên cứu kỹ thuật nuôi tôm rừng

Qua một năm thử nghiệm thí điểm kỹ thuật nuôi tôm rừng tại 18 hộ dân, nhóm nghiên cứu đã tổng kết đánh giá và tìm ra được mật độ thả nuôi tôm rừng thích hợp tại đây là 14 con/m2/năm và cũng đã tìm ra giải pháp giảm được thiệt hại do dịch bệnh trong nuôi tôm, bằng cách lựa chọn tôm giống có chất lượng và có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng vi sinh để tăng tỷ lệ sống cho tôm.
Hộ dân được lựa chọn thí điểm để nghiên cứu đề tài trên phấn khởi vì được tài trợ miễn phí tôm giống, thu hoạch tôm năm qua cũng đạt hiệu quả cao, hộ có thu nhập cao nhất là 143 triệu đồng, hộ thu nhập thấp nhất là 46 triệu đồng.
Đặc biệt là hộ dân đã biết ứng dụng kỹ thuật, biết cách xử lý kịp thời độ pH, độ Kiềm, độ mặn và được tư vấn sử dụng vi sinh trong nuôi trồng thủy sản.
Related news

Sau hơn 15 năm triển khai sản xuất, mô hình lúa lai F1 đang có dấu hiệu chững lại. Lãnh đạo nhiều huyện, xã, đặc biệt các chủ nhiệm HTX không còn mặn mà với mô hình một thời là vấn đề thời sự trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh. Vậy nguyên nhân vì sao?

Vụ 1 năm nay, toàn huyện Núi Thành thả nuôi tôm trên diện tích 600ha (bằng 60% kế hoạch). Mặc dù các hộ thả nuôi tôm đúng lịch thời vụ nhưng do nguồn nước, con giống chưa đảm bảo nên đã có 29ha bị dịch bệnh.

So với các tỉnh ĐBSCL, Bến Tre có tổng đàn heo trên 500 ngàn con, với phẩm cấp giống khá tốt. Tuy nhiên, đa số sản xuất dưới hình thức nông hộ, quy mô còn nhỏ lẻ và mức độ đầu tư về cơ sở vật chất chưa cao, chưa có qui hoạch khu chăn nuôi riêng. Vì vậy, việc bảo đảm vệ sinh môi trường trong chăn nuôi nhằm hạn chế dịch bệnh cho vật nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng luôn là vấn đề bức thiết. Trong đó, giải pháp an toàn sinh học luôn được chú trọng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh, thời gian qua thời tiết tại Đồng Nai thường xuyên có mưa lớn, độ ẩm cao nên sâu bệnh nấm hồng trên cây điều phát triển khá nhanh. Hiện toàn tỉnh có trên 1 ngàn hécta điều bị bệnh nấm hồng, tăng gần 500 hécta so với dịp cuối tháng 4-2012. Cây điều đang vào giai đoạn thu hoạch và chăm sóc sau thu hoạch.

Ngành Nông nghiệp vùng ĐBSCL cho biết, hiện nông dân trong khu vực đang vào vụ sản xuất lúa nên nhu cầu sử dụng phân bón là rất lớn. Tuy nhiên, tình trạng phân bón kém chất lượng xuất hiện ngày càng nhiều đang mang lại rất nhiều nỗi lo cho nông dân trong vùng.