Tổng Cục Thủy Sản Đánh Giá Cao Tiềm Năng Phát Triển Cá Tra Tại Huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Vừa qua, Tổng cục Thủy sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đến huyện Hồng Ngự (Đồng Tháp) khảo sát các điểm nuôi cá tra thương phẩm và cơ sở sản xuất cá tra bột trên địa bàn huyện để làm cơ sở quy hoạch sản xuất và tiêu thụ cá tra vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020.
Sau khi khảo sát tại hộ nuôi cá tra thương phẩm Năm Nê và cơ sở sản xuất ca tra bột Hồ Hoàng Khôn thuộc xã Thường Thới Tiền, Tổng cục Thủy sản đánh giá cao tiềm năng của huyện trong việc phát triển cá tra như: có nguồn nước sạch do sông Tiền cung cấp là yếu tố quyết định trong việc nuôi cá tra, hiện diện tích nuôi cá tra của huyện là 11ha nhưng với tiềm năng và lợi thế trên huyện có thể phát triển diện tích nuôi cá tra trên 200ha; việc vận chuyển thức ăn và sản phẩm tiêu thụ trên địa bàn huyện cũng rất thuận lợi; huyện Hồng Ngự có truyền thống nuôi cá tra lâu đời nhất đồng bằng sông Cửu Long...
Tổng cục Thủy sản sẽ định hướng cho tỉnh khai thác vùng tiềm năng của huyện đẩy mạnh phát triển việc nuôi cá tra thương phẩm, chủ yếu là các vùng ven sông Tiền và cồn bãi mà hiệu quả đầu tư nông nghiệp không cao.
Có thể bạn quan tâm

Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.

Cá chạch bùn là loài thuỷ sản nước ngọt có nguồn gốc ở nước ngoài, phát triển nhiều ở khu vực phía Bắc và miền Trung. Nhờ có thịt thơm ngon, xương mềm nên thị trường nội địa tiêu thụ rất mạnh. Một năm trở lại đây, nông dân một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thả nuôi thành công loài thủy sản này.

Chiều 16/1, đồng chí Trần Quang Nhất, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên chủ trì cuộc họp báo chuẩn bị tổ chức Festival Thủy sản Việt Nam 2014 tại Phú Yên.

Năm 2013, quê biển Thạnh Phú, Ba Tri, Bình Đại (Bến Tre) trúng mùa tôm, nghêu... từ đó, thu nhập của người dân ngày càng nâng lên. Đón ngày Tết cổ truyền của dân tộc, người dân ba huyện ven biển đã vui lại càng vui hơn.

Đất ven sông, diện tích đồng chiêm trũng, nhiều đời nay cư dân nông nghiệp Cẩm Khê (Phú Thọ) đã sớm quen với nghề cá. Từ ngư dân chuyên nghề chài lưới đánh bắt trên sông Hồng, sông Bứa, ngòi Lao đến nông dân quanh năm chân lấm tay bùn vừa buông cày bừa, liềm hái đã tất bật nơm, vó, dậm kiếm tôm cá nơi đồng ngập úng chế biến thức mặn ăn dần.