Nữ Giám Đốc Đưa Nhiều Cây Trồng Mới Đến Với Nông Dân

Theo ý kiến nhận xét của nhiều người thì bà Phạm Thị Quê, Giám đốc Hợp tác xã Tia Sáng (Gia Nghĩa) là người đưa nhiều giống cây trồng mới, có hiệu quả kinh tế cao về cho nông dân trồng.
Cụ thể, năm 2006, bà đưa cây chanh dây về HTX trồng thí điểm hơn 2 sào và cho năng suất cao. Thời điểm đó, thị trường đầu ra thuận lợi, lợi nhuận đến cả trăm triệu đồng mỗi héc ta nên cây chanh dây đã được nhân rộng trồng trên địa bàn toàn tỉnh. Hiện nay, HTX đang liên kết với 12 hộ dân trồng 30 ha chanh dây chất lượng cao, sản lượng ước đạt 18.000 tấn/năm để phục vụ cho xuất khẩu.
Mới đây, bà đã mạnh dạn xây dựng xưởng sơ chế, bảo quản cấp đông sản phẩm chanh dây phục vụ cho các công ty trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm chanh dây của HTX đã xuất khẩu đến thị trường Đài Loan, Hàn Quốc…và đầu năm 2014 được Hội Nông dân Việt Nam công nhận là 1 trong số 150 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu.
Cách đây mấy tháng, bà đầu tư hàng tỷ đồng để xây dựng vườn ươm khoai lang giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Ngoài việc bán cây giống ra thị trường thì hiện nay, vườn ươm này còn cung cấp cây giống cho 33 hộ dân ở Đắk Glong để xây dựng cánh đồng khoai lang mẫu lớn với diện tích 150 ha, sản lượng ước đạt 2.200 tấn/vụ.
Dự án bước đầu đã thu hút được 15 hộ dân tham gia trồng với tổng diện tích 15 ha và cho năng suất cao. Các hộ dân trồng giống khoai lang bằng phương pháp nuôi cấy mô của HTX có năng suất cao hơn các giống khác từ 20 - 30%, chất lượng xuất khẩu đạt từ 50 - 80%.
Hiện tại, bà đang thí điểm trồng các loại cây dược liệu, cây gấc và hướng phát triển một số cây ăn quả như dứa, mãng cầu. Dự định sắp tới của bà là trồng một số cây nông nghiệp ngắn ngày có tính chất cải tạo đất có thể luân canh với các cây trồng khác sản xuất được 3 vụ mỗi năm nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cho nông dân.
Bà Phạm Thị Quê chia sẻ: “Xuất phát từ một nông dân nên tôi đam mê và kiên trì gắn bó với các cây trồng, luôn đến các địa phương học tập các mô hình sản xuất, cây trồng mới và có hiệu quả kinh tế cao về trồng thí điểm, sau khi thành công sẽ chuyển giao cho nông dân”.
Hiện nay, HTX Tia Sáng đang liên kết với 1 tập đoàn đa quốc gia và 5 công ty khác để liên kết phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài 19 thành viên thì HTX đang tạo việc làm cho gần 200 lao động tại các hộ nông dân kiên kết với đơn vị.
Với những nỗ lực của bản thân, năm 2013, bà đã vinh dự được công nhận “Doanh nhân, doanh nghiệp Việt Nam vì sự nghiệp phát triển nông nghiệp bền vững lần thứ 1” và có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 -2010, HTX điển hình tiên tiến của tỉnh...
Có thể bạn quan tâm

Do ảnh hưởng của 2 cơn bão số 5, 6 kết hợp lũ lớn lâu ngày đã làm cho hàng chục ha nuôi trồng thủy sản vùng ngoài đê của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) bị ngập lụt. Nhiều nông dân vốn là chủ của những trang trại với thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm bỗng chốc trắng tay do diện tích nuôi trồng thủy sản, cây trồng chuẩn bị đến ngày thu hoạch bị chìm trong nước lũ.

Nhờ mở rộng mô hình nuôi cá bổi công nghiệp mà thời gian qua, nhiều người có việc làm ổn định, tăng thêm thu nhập phát triển kinh tế gia đình. Trung bình mỗi ha nuôi cá bổi công nghiệp có sản lượng từ 12 đến 20 tấn.

Vài năm lại đây, sản phẩm gà đồi đã có mặt ở hầu hết quán ăn, nhà hàng đặc sản và là món ăn ưa thích của hầu hết người tiêu dùng. Thương hiệu gà đồi cũng được tin, chuộng vì lẽ đó. Tại tỉnh Hòa Bình, qua khảo sát, nhiều huyện có tiềm năng và lợi thế về đồi, bãi để phát triển chăn nuôi gà đồi, góp phần tăng tổng đàn gia cầm, nâng cao thu nhập, làm giàu cho hộ chăn nuôi.

Tình hình mưa nắng xen kẽ và kéo dài trong những ngày qua đã làm cho nhiều diện tích lúa Thu đông trên địa bàn tỉnh Hậu Giang bị nhiễm các loại dịch hại và khả năng ảnh hưởng đến năng suất khi thu hoạch.

Vụ đông 2013 - 2014, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo trồng 800 ha rau màu (tương đương năm trước), gồm dưa hấu, khoai lang (mỗi loại cây 50 ha), khoai tây 100 ha, bí xanh, ngô (mỗi 150 ha) và rau (300 ha).