Tôn vinh 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu 2015
Theo Bộ Công thương, 100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia năm 2015 được vinh danh thuộc các nhóm:
Nhóm sản phẩm thủ công mỹ nghệ (25 sản phẩm), sản phẩm chế biến nông, lâm, thủy sản và đồ uống (40 sản phẩm), sản phẩm thiết bị, máy móc, dụng cụ và phụ tùng cơ khí (25 sản phẩm) và nhóm các sản phẩm khác (10 sản phẩm).
Phân theo khu vực, khu vực phía Bắc có 39 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 17/18 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực phía Nam có 31 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 16/17 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn;
Khu vực miền Trung - Tây Nguyên có 30 sản phẩm đạt cấp quốc gia của 11/11 tỉnh, thành phố trong khu vực tham gia bình chọn.
100 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp Quốc gia được tôn vinh.
Năm 2015 là năm đầu tiên Bộ Công Thương tổ chức xét duyệt các sản phẩm ở cấp Quốc gia.
Chương trình nhằm mục đích thu hút, khuyến khích, động viên các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn nói chung và các đơn vị có sản phẩm được bình chọn tích cực hơn nữa trong việc duy trì phát triển sản xuất sản phẩm chất lượng cao, tận dụng được tiềm năng lợi thế của địa phương.
Sản phẩm tham gia bình chọn là sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp do chính cơ sở công nghiệp nông thôn sản xuất và đăng ký tham gia bình chọn.
Tiêu chí bình chọn sản phẩm được đánh giá cụ thể theo từng nhóm sản phẩm, gồm: Tiêu chí về đáp ứng thị trường và khả năng phát triển sản xuất; tiêu chí về kinh tế - kỹ thuật - xã hội và môi trường; tiêu chí về tính văn hóa và thẩm mỹ cũng một số tiêu chí khác.
Đây không phải là những sản phẩm sao chép; việc sản xuất sản phẩm không vi phạm quy định về quyền sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp và các quy định khác liên quan tiêu chuẩn, quy chuẩn về chất lượng, vệ sinh an toàn lao động, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.
Các sản phẩm được lựa chọn đều có khả năng sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, không phải là sản phẩm độc bản, đáp ứng được nhu cầu thị trường.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh đánh giá cao sáng kiến của Bộ Công Thương trong việc đề xuất tổ chức chương trình.
Phó Thủ tướng cũng biểu dương các tổ chức, cá nhân với tâm huyết của mình đã tạo ra các sản phẩm, thương hiệu có uy tín, được người tiêu dùng tin cậy, đóng góp thiết thực trong việc triển trai có kết quả chủ trương của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nền nông nghiệp nước nhà.
Phó Thủ tướng cho rằng, quá trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới mang đến nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức cho ngành nông nghiệp, công nghiệp nói chung và công nghiệp nông thôn nói riêng.
Nhất là khi công nghiệp nông thôn nước ta phát triển chưa thực sự bền vững, sức cạnh tranh chưa cao, thị trường đầu ra cho sản phẩm hàng hóa còn khó khăn.
Điều này đòi hỏi các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là Bộ Công Thương cần nỗ lực hơn nữa, thực hiện tốt các chủ trương chính sách của ngành, của Nhà nước về phát triển nông nghiệp nông thôn;
Trong đó, tập trung đẩy mạnh các hoạt động khuyến công và hướng các chính sách ưu đãi đầu tư vào hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, mở rộng thị trường nâng cao năng lực quản lý, sức cạnh tranh phát triển bền vững.
Related news
Những năm gần đây, nghề nuôi chim cút phát triển khá mạnh ở Quảng Nam, trong đó Điện Bàn là địa phương có nhiều hộ tham gia nhất. Để nghề này phát triển bền vững, Hội ND đã vận động, hướng dẫn các hộ nuôi chim liên kết, hợp tác với nhau.
Thức ăn của cừu đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là cỏ, rau muống, cám bột xay. Anh Khánh cho biết, chi phí nuôi cừu thấp, không tốn nhiều công chăm sóc, dễ bán, giá cao. Hiện xã Phước Thái có thêm 20 hộ nuôi cừu vỗ béo, góp phần cải thiện thu nhập cho gia đình.
Giống như tình trạng chung của cả nước, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đang gặp nhiều khó khăn do thua lỗ, heo gà quá lứa không tiêu thụ được.
Là nông dân tiên phong trong sản xuất lúa giống, anh Trần Ngọc Minh, 36 tuổi, thôn La Chữ, xã Phước Hữu (huyện Ninh Phước) vươn lên làm giàu từ cây lúa.
Sau gần 18 năm nghiên cứu, GS.TS Dương Tấn Nhựt và cộng sự (thuộc Viện Sinh học Tây Nguyên) đã thu được những kết quả bước đầu trong việc nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh.