Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước

Tin Vui Cho Người Trồng Thanh Long Cả Nước
Ngày đăng: 25/11/2014

Ngày 22/11 vừa qua, một tin vui đối với người trồng thanh long cả nước là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành lập Ban Chỉ đạo (BCĐ) phát triển cây thanh long bền vững Việt  Nam.

BCĐ do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Quốc Doanh đứng đầu, các ủy viên gồm Cục Bảo vệ Thực vật, Vụ Khoa học – Công  nghệ, Cục Chế biến nông – lâm sản, Viện  Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, Sở  Nông nghiệp của 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long là Bình Thuận, Tiền Giang, Long An.

BCĐ sẽ phối hợp với 3 tỉnh trên xây dựng kế hoạch phát triển diện tích, sản lượng thanh long phù hợp thị trường thế giới và thị trường trong nước, đề xuất các giải pháp, cơ chế chính sách thúc đẩy cây thanh long phát triển bền vững.

Sự ra đời của BCĐ này chứng tỏ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thực sự quan tâm đến cây thanh long – một loại trái cây xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, có giá trị xuất khẩu chiếm ½ tổng kim ngạch xuất khẩu trái cây của Việt Nam hàng năm.

Sự ra đời của BCĐ cùng các thành phần của BCĐ này, cũng chứng tỏ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã nhìn thấy các vấn đề đặt ra từ thực tiễn phát triển cây thanh long, mà thế và lực của đơn lẻ mỗi tỉnh – thành không thể giải quyết được. Đó là diện tích thanh long phát triển quá “nóng”, tự phát, nhưng thị trường tiêu thụ bấp bênh, phụ thuộc quá lớn vào thị trường Trung Quốc; Quả thanh long chỉ tiêu thụ tươi, chưa chế biến xuất khẩu được như nhiều loại trái cây khác; Nhiều loại dịch bệnh phát sinh trên cây thanh long mà chưa có thuốc đặc trị…

Theo chúng tôi, nếu mở rộng thành phần BCĐ có thêm đại diện Bộ Công thương và Tập đoàn điện lực Việt Nam thì tốt hơn, bởi mở rộng thị trường tiêu thụ thanh long ở trong và ngoài nước, cung ứng điện cho chong đèn thanh long trái vụ, là các vấn đề rất bức xúc, cần có kế hoạch dài hơi ở tầm vĩ mô.

Hành động đầu tiên của BCĐ phát triển cây thanh long bền vững Việt Nam là phát động tháng tổng vệ sinh vườn trồng thanh long, nhằm ngăn chặn dịch bệnh đốm nâu đang lây lan mạnh. Hiện 3 tỉnh trọng điểm trồng thanh long có 30.000ha (riêng Bình Thuận trên 24.000ha) trong đó hơn 50% diện tích nhiễm bệnh đốm nâu. Tháng tổng vệ sinh vườn tược (từ 25/11-31/12) tập trung vận động bà con nông dân cắt tỉa cành, tạo vườn cây thông thoáng, loại bỏ, tiêu hủy cành nhánh cây bị bệnh, kết hợp chăm bón, tưới nước để tăng sức đề kháng cho cây thanh long.

Nông dân Bình Thuận đang dồn sức chuẩn bị cho thanh long vụ Tết. Sự ra đời của BCĐ phát triển cây thanh long bền vững Việt Nam là tin vui cho người trồng thanh long cả nước.

Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/vn/default.aspx?cat_id=510&news_id=71473


Có thể bạn quan tâm

Trà ô long Lâm Đồng đang bế tắc Trà ô long Lâm Đồng đang bế tắc

Doanh nghiệp và người trồng không thể xuất khẩu chè sang Đài Loan, thị trường tiêu thụ chủ yếu của sản phẩm này.

14/10/2015
Khoai lang Tuy Đức mùa này kém vui Khoai lang Tuy Đức mùa này kém vui

Nhiều hộ nông dân ở huyện Tuy Đức (tỉnh Đăk Nông) cho rằng, không những năng suất, sản lượng thấp mà chất lượng khoai lang năm nay cũng bị giảm sút.

14/10/2015
Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu Giải pháp nào để nâng cao chất lượng cà phê nhân xuất khẩu

Niên vụ cà phê 2014 - 2015 đã kết thúc với nhiều biến động về giá cũng như thị trường tiêu thụ. Đặc biệt, tình trạng cà phê giảm chất lượng tăng cao trong niên vụ vừa qua đẩy ngành cà phê đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.

14/10/2015
Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững Khánh Hòa tìm giải pháp phát triển nghề nuôi tôm hùm bền vững

Khánh Hòa được xem là “thủ phủ” nghề nuôi tôm hùm của cả nước khi bình quân hàng năm, tỉnh này thả nuôi trên 23.300 lồng tôm hùm, chiếm đến trên 40% tổng số lồng nuôi tôm hùm toàn quốc.

14/10/2015
Đừng lấy cơm nguội làm thương hiệu quốc gia Đừng lấy cơm nguội làm thương hiệu quốc gia

Mấy ngày nay dư luận xôn xao với ý tưởng chọn Jasmine làm thương hiệu gạo thơm Việt Nam của Hiệp hội Lương thực (VFA). Thực tế cho thấy đây không chỉ là giống lúa khó trồng, mà còn khó bán vì nhiều quốc gia đã xem đó như thứ… “cơm nguội”.

14/10/2015