Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm Thẻ Chân Trắng Lột Xác Ngoạn Mục

Tôm Thẻ Chân Trắng Lột Xác Ngoạn Mục
Ngày đăng: 27/12/2013

Kịp thời nắm bắt cơ hội, bù đắp vào sản lượng tôm sụt giảm tại nhiều nước do dịch bệnh, Việt Nam đã trở thành nước đứng thứ 3 thế giới về sản lượng tôm và lần đầu tiên, tôm thẻ chân trắng đã “lột xác” ngoạn mục, vượt tôm sú cả về sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Năm 2013 ghi nhận một năm thắng lợi của xuất khẩu thủy sản khi tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng và vị trí của các đối tượng chủ lực, trong đó tôm thẻ chân trắng đã góp phần tạo nên sự thay đổi ấn tượng, qua đó nâng giá trị xuất khẩu tôm cả năm 2013 đạt 2,5 tỷ USD, tăng gần 33% so với năm 2012 và chiếm đến 44% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản.

Nhận định về kết quả này, Tổng cục Thủy sản – Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá cao sự nỗ lực của toàn ngành, sự cần cù, sáng tạo của người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu đến sự vào cuộc chủ động, quyết liệt của các cơ quan quản lý.

Trong năm 2013, trước việc Liên minh công nghiệp tôm vùng Vịnh Mỹ (COGSI) đệ đơn lên Bộ Thương mại Mỹ đối với tôm nhập khẩu từ 7 nước trong đó có Việt Nam, Tổng cục Thủy sản đã tích cực tham gia và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị chức năng, đặc biệt là phối hợp cùng Cục Quản lý Cạnh tranh – Bộ Công Thương trong việc cung cấp thông tin, chuẩn bị các phương án ứng phó với vụ kiện này.

Cùng với việc Bộ Thương mại Hoa Kỳ sau đó (20/9/2013) đã khẳng định sản phẩm tôm Việt Nam không bán phá giá, kết hợp cùng khả năng nhạy bén, chủ động nắm bắt tình hình, người nuôi tôm, doanh nghiệp xuất khẩu đã nhanh chóng chuyển hướng sang sản xuất tôm thẻ chân trắng ngay khi nguồn cung trên thị trường thế giới có nguy cơ mất cân đối do sản lượng tôm tại các nước sản xuất tôm chính như: Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Malayxia, Mexico giảm mạnh. Đây cũng là những nhân tố quan trọng tạo điều kiện thuận lợi để xuất khẩu tôm có đà bứt phát trong những tháng cuối năm.

Với những diễn biến thuận lợi của tôm thẻ chân trắng, để tiếp tục đa dạng giống nuôi, đáp ứng nhu cầu thị trường và giảm thiểu rủi ro, ông Nguyễn Huy Điền- Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản - cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục quản lý, giám sát chặt chẽ công tác phòng chống dịch bệnh trên tôm nước lợ.

Theo đó, một mặt xây dựng nhanh chương trình tôm chân trắng bố mẹ sạch bệnh, mặt khác quản lý chặt việc nuôi đúng quy hoạch, phát triển tôm thẻ chân trắng bán thâm canh và thâm canh ở các vùng nuôi có đủ điều kiện. Ông Điền cũng cho biết, sẽ tăng cường biện pháp quản lý giống, nhất là kiểm tra nguồn gốc xuất xứ giống tôm bố mẹ nhập khẩu ở các nước như Singapore, Thái Lan, Indonexia… kết hợp kiểm soát chặt chẽ việc già hóa tôm bố mẹ chân trắng trong nước. Theo lộ trình, năm 2014, Tổng cục Thủy sản sẽ khẩn trương xây dựng và trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chương trình nghiên cứu để chủ động sản xuất được giống bố mẹ tôm thẻ chân trắng.

“Bên cạnh các giải pháp đồng bộ nói trên, ngành thủy sản cũng khuyến cáo các địa phương phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở mức độ vừa phải với mức tăng sản lượng 20 – 30% là hợp lý, tránh phá vỡ quy hoạch; không chỉ đảm bảo sản lượng mà còn phải đảm bảo giá trị gia tăng bền vững”- ông Nguyễn Huy Điền nhấn mạnh.

Năm 2013 diện tích nuôi tôm cả nước đạt 666 nghìn ha, tăng 1,6% so với năm 2012 với sản lượng đạt 548 nghìn tấn, trong đó riêng tôm thẻ chân trắng đã đạt 66 nghìn ha với sản lượng 280 nghìn tấn, tăng 57,9% diện tích và 50,5% sản lượng.


Có thể bạn quan tâm

Hệ Lụy Đã Được Báo Trước! Hệ Lụy Đã Được Báo Trước!

Câu chuyện nông dân ồ ạt trồng một loại cây nào đó đang được giá không mới đối với vùng Tây Nguyên, mà điều đáng nói là dẫu hệ lụy đã được báo trước nhưng nhiều nông dân vẫn bất chấp rủi ro.

17/03/2014
Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng Người Dao Đổi Đời Nhờ Trồng Gừng

Chúng tôi thật ấn tượng khi đến thăm trại nuôi bồ câu Pháp của nữ cử nhân Trương Thị Thùy Nhung (32 tuổi), trú tại thôn 2A, xã Điện Nam Bắc, huyện Điện Bàn (Quảng Nam).

20/02/2014
Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá Người Nuôi Nghêu Mừng Vì Được Giá

Hiện nghêu được thương lái thu mua với giá từ 20.000-22.000 đồng/kg, tăng hơn 4.000 đồng/kg so với tháng trước. Với giá này, mỗi ha nghêu năng suất 20 tấn cho giá trị hơn 400 triệu đồng, nên người nuôi rất phấn khởi.

20/02/2014
Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ Đậu Đỏ Mất Mùa, Người Trồng “Ngó” Lơ

Đậu đỏ (có nơi gọi đậu gạo) trước đây trồng phổ biến ở các huyện miền núi Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân (Phú Yên). Thế nhưng do ảnh hưởng khí hậu nên loại cây trồng này liên tiếp bị mất mùa, bây giờ ở nhiều nơi không còn bóng dáng cây đậu đỏ.

17/03/2014
Người Khmer Trồng Rau An Toàn Người Khmer Trồng Rau An Toàn

Từ khi chuyển từ trồng lúa sang trồng màu, Tổ hợp tác (THT) trồng rau an toàn ấp Đai Tèn, xã Lương Hoà A, huyện Châu Thành (Trà Vinh) đã giúp cho nhiều hộ Khmer cải thiện cuộc sống và góp phần xóa đói giảm nghèo bền vững.

20/02/2014