Tôm thất thu, chanh giảm giá

Ông Hồ Quốc An, Phó Trưởng phòng NN-PTNT huyện Tam Nông cho biết, hiện nay tôm nghịch vụ đã bắt đầu thu hoạch.
Do ảnh hưởng của thời tiết bất thường nên năng suất nuôi tôm giảm 20 - 30%. Tuy giá tôm cao hơn so với cùng kỳ năm trước nhưng cũng không đủ bù phần năng suất mất đi.
Tổng diện tích nuôi tôm hiện nay của huyện là 216 ha, có khoảng 37 ha đã thu hoạch, sản lượng bình quân đạt 1,2 tấn/ha, thấp hơn vụ thuận 300 - 400kg/ha.
Với giá bán từ 120.000 - 130.000đ/kg, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Riêng tôm loại 50 gram trở lên có giá 300.000 - 320.000đ/kg, loại 30 gram giá 250.000 - 270.000đ/kg. Tuy giá cao nhưng do năm nay tôm chậm lớn, kích cỡ không đều nên nhiều hộ nuôi bị lỗ.
* Hiện ĐBSCL đang vào mùa mưa cũng là mùa cao điểm thu hoạch chanh. Nếu trước đó có lúc giá chanh lên tới 60.000 - 80.000đ/kg, thì nay giảm hơn 60%, chanh không hạt chỉ còn 12.000 - 13.000đ/kg (bán tại vườn), chanh bông tím giá từ 25.000 - 35.000đ/kg, giảm còn 5.000 - 7.000đ/kg, chanh núm giá 4.000 - 5.000đ/kg, chanh giấy 3.000 - 4.000đ/kg…
Anh Trần Văn Khương, thương lái thu mua chanh ở Cần Thơ cho biết: Khi chanh tăng giá chúng tôi phải đến tận vườn thu mua, nay nhà vườn phải mang ra vựa để các chủ vựa lựa chọn...
Diện tích trồng chanh nhiều nhất ở ĐBSCL là các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang và Hậu Giang.
Có thể bạn quan tâm

Với xác nhận “Sản phẩm được kiểm soát an toàn thực phẩm theo chuỗi”, trứng gà của CPV một lần nữa khẳng định thương hiệu sản phẩm sạch, tạo đà phát triển trong lĩnh vực SX thực phẩm an toàn theo chuỗi và nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo sự tin cậy đến người tiêu dùng.

ĐB Đỗ Văn Đương (TP.HCM) đề nghị nên sửa tên luật này thành Luật Kinh tế biển đảo. Lý do, ĐB Đương đưa ra là vì chúng ta đã có Luật TN-MT và Luật Biển Việt Nam rồi. Do đó cần có một tên luật sát và đúng nghĩa với yêu cầu nhiệm vụ cấp thiết đang đặt ra.

Từ nay tới cuối năm Thanh Hà sẽ có thêm 2 – 3 đợt xuất hàng sang Myanmar, đưa tổng trị giá sản phẩm xuất khẩu sang Myanmar đạt khoảng 20 tỷ đồng.

Một khung cảnh mộng mơ bỗng hiện lên trước mắt. Khu dân cư được quy hoạch theo lối bậc thang dọc theo triền đồi thoai thoải. Những ngôi nhà mới xây kiên cố chỉ cách nhau một vườn rau vuông vắn; gia chủ bước khỏi cửa là gặp đường bê tông bóng nhoáng.

Trước việc ngành chăn nuôi Việt Nam liên tiếp đối mặt với khó khăn trong nhiều năm qua, trong bối cảnh tình hình tiêu thụ trong nước đã bão hòa và thách thức từ các hiệp định tự do hóa thương mại mà Việt Nam đang đàm phán, mới đây, Bộ NN-PTNT đã giao Cục Thú y xây dựng Đề án thí điểm xây dựng vùng ATDB với mục tiêu sớm tạo nguồn sản phẩm thịt lợn XK. Với đặc thù có đàn lợn lớn nhất nhì vùng ĐBSH, vị trí địa lí và địa hình có sông ngòi bao quanh, Thái Bình và Nam Định đã được lựa chọn là 2 tỉnh sẽ thực hiện thí điểm xây dựng vùng ATDB.