Tôm Sú Thiết Lập Giá Mới

Bước sang đầu tháng 10, tôm sú thương phẩm ở Cà Mau thiết lập mặt bằng giá mới khi tăng bình quân 5.000 đồng/kg so với tuần trước. Đây cũng là mức giá cao nhất tính từ đầu năm đến nay.
Theo giá sàn mà ngành NN&PTNT tỉnh Cà Mau thống kê, tôm sú loại 20 con/kg có giá 250.000 đồng, loại 30 con là 195.000 đồng/kg, 40 con là 165.000 đồng/kg. Cùng với tôm sú, mặt hàng cua biển cũng “nhóng” lên hơn so với tháng trước. Giá “cua y” loại ngon giá trung bình từ 110.000 - 130.000 đồng/kg, cua gạch từ 170.000 - 190.000 đồng/kg, tăng khoảng 10.000 - 20.000 đồng/kg so với thời điểm đầu tháng 9.
Theo ngành chức năng Cà Mau, giá tôm, cua tăng một mặt là do các địa phương vùng mặn ở Cà Mau đang vào thời gian cao điểm sên vét, cải tạo ao đầm tập trung, hạn chế lấy nước và thu hoạch nên sản lượng tôm, cua giảm so với trước. Mặt khác là do tình trạng tôm nuôi tiếp tục bị chết rải rác khiến nguồn nguyên liệu khan hiếm. Trong tuần cuối tháng 9 vừa qua, tiếp tục có trên 850 ha tôm nuôi bị chết, nâng diện tích tôm chết của tỉnh Cà Mau từ đầu năm đến nay là trên 16.100 ha. Trong đó, có trên 470 ha ở mô hình nuôi công nghiệp, diện tích còn lại tập trung ở mô hình nuôi tôm sú quảng canh và quảng canh kết hợp.
Ngành chức năng Cà Mau đã hỗ trợ trên 7.750 kg chlorine để giúp hộ nuôi công nghiệp xử lý ao đầm, tái sản xuất, đồng thời khuyến cáo hộ nuôi tôm hạn chế lấy nước vào vuông tôm, nếu lấy nước phải qua hệ thống lắng, lọc từ ao lắng để hạn chế mầm bệnh phát tán trong đợt cải tạo ao đầm tập trung, giảm thiệt hại do môi trường nước xấu gây nên
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm nước lợ (chủ yếu tôm sú, tôm thẻ) đang gặp khó và lợi nhuận không cao, thậm chí còn thua lỗ. Lý giải về vấn đề này, ông Dương Văn Đởm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) phân tích: Với giá thành tôm nguyên liệu giảm mạnh (15.000 - 20.000 đồng/kg đối với tôm thẻ chân trắng và 35.000 - 40.000 đồng/kg đối với tôm sú), cùng với đó là năm nay do ảnh hưởng của thời tiết, làm cho tôm nuôi bị bệnh, nên tăng chi phí sản xuất.

Đồng Tháp có lợi thế tự nhiên rất lớn để phát triển con cá điêu hồng. Diện tích cá điêu hồng trong lồng, bè không ngừng biến động qua từng năm.

Sau buổi tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi ếch thương phẩm tại xã Kim Long, huyện Châu Đức vào ngày 23/6/2015 vừa qua, chúng tôi có dịp tham quan mô hình nuôi ếch trong bể của hộ anh Ngô Văn Bài ở tổ 14, ấp Hưng Long, xã Kim Long.

Ngay từ đầu năm 2015, Quảng Xương (Thanh Hóa) đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhân dân phát huy hiệu quả khai thác, đầu tư mạnh cho phát triển hậu cần nghề cá; chỉ đạo các chủ đồng cải tạo đồng nuôi, tăng cường quản lý con giống, chuyển hướng theo hình thức nuôi đa con, đa thời vụ và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, tập huấn kỹ thuật nuôi trồng và chế biến thủy sản, triển khai các dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản; khuyến khích nâng cấp, cải tạo, đóng mới tàu khai thác xa bờ...

Những năm gần đây cua đồng trở thành món ăn ưa chuộng của người dân thành phố. Nhiều người dân các vùng quê Yên Thành, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… (Nghệ An) đổ xô đi bắt cua đồng và có khá nhiều điểm thu gom cua để đưa ra Hà Nội tiêu thụ.