Tôm sú chiếm 50% tổng xuất khẩu tôm sang Australia
8 tháng đầu năm nay, XK thủy sản từ Việt Nam sang Australia đạt gần 115 triệu USD trong đó tôm chiếm gần 63% tổng lượng XK thủy sản của Việt Nam sang thị trường này.
XK tôm Việt Nam sang Australia trong 8 tháng đầu năm nay đạt 72,7 triệu USD, giảm 24,2% so với cùng kỳ năm 2014 và chiếm 4% tổng XK tôm của Việt Nam.
Mặc dù XK tôm sang thị trường này giảm theo xu hướng giảm chung của NK tôm thế giới nhưng Australia vẫn là thị trường tiềm năng đối với tôm Việt Nam.
Trong nhiều năm qua, Australia luôn nằm trong nhóm 10 thị trường NK tôm hàng đầu của Việt Nam.
Australia đứng thứ 7 về NK tôm của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm nay sau Mỹ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc và Canada.
Tôm sú là sản phẩm XK chủ yếu của Việt Nam sang Australia. 8 tháng đầu năm 2015, XK tôm sú sang thị trường này đạt gần 36 triệu USD, chiếm 50% tổng XK tôm của Việt Nam sang thị trường này trong khi cùng kỳ năm ngoái tôm sú chiếm tỷ trọng 63%.
7 tháng đầu năm 2015, Việt Nam dẫn đầu về XK tôm sang Australia, chiếm gần 32% tổng NK tôm vào thị trường này.
Trung Quốc và Thái Lan lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 với 29% và 20%.
Thị trường Australia chủ yếu NK tôm đông lạnh nguyên liệu (mã HS 030617) với 102,6 triệu USD trong 7 tháng đầu năm nay, chiếm 64% tổng NK tôm vào thị trường này.
Tôm chế biến đông lạnh (mã HS 160521 và 160529) đứng thứ 2 với 56,8 triệu USD; chiếm 35% tổng NK tôm vào thị trường này.
Tính tới tháng 7 năm nay, đối với sản phẩm tôm đông lạnh NK vào Australia, Việt Nam chiếm 21,5% thị phần, Trung Quốc 37%.
Tuy nhiên, đối với sản phẩm tôm chế biến, Việt Nam giữ ngôi vị quán quân với thị phần áp đảo 50,2%, trong đó sản phẩm tôm chế biến đóng hộp kín khí chiếm tỷ trọng chi phối 62,6%, tôm chế biến không đóng hộp kín khí chiếm 43% thị phần.
XK tôm nguyên liệu và chế biến của Trung Quốc (đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam) sang Australia đều giảm mạnh trên 50%. Việt Nam có thể tận dụng cơ hội này để mở rộng thị phần trên thị trường Australia.
Tuy nhiên, tôm chế biến của Việt Nam lại phải cạnh tranh mạnh hơn với Thái Lan do thị phần tôm chế biến của nhà cung cấp này đang tăng trên thị trường Australia.
Trong 7 tháng đầu năm nay, giá XK tôm của Việt Nam sang Australia khá cạnh tranh so với Trung Quốc và Thái Lan. Tuy nhiên, sự khác biệt về giá giữa các nước cung cấp tôm cho Australia không lớn.
Chính điều này lại tạo ra sức ép cho các nhà XK tôm Việt Nam trong bối cảnh chi phí sản xuất tại Việt Nam liên tục tăng.
Do nhu cầu lớn nên Australia là một trong những thị trường hấp dẫn cho XK tôm Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường Australia đòi rất cao về các yêu cầu về tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn gốc hàng hóa, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, uy tín thương hiệu.
Bên cạnh đó, các DN Việt Nam cũng nên tìm hiểu kỹ kênh phân phối tại Australia để khi hàng hóa đưa vào sẽ được lưu thông thuận lợi.
Ngoài việc tận dụng triệt để các mức ưu đãi thuế quan từ FTA, việc đảm bảo hơn nữa an toàn vệ sinh thực phẩm cũng như cải thiện chất lượng và mẫu mã sản phẩm sẽ giúp thủy sản Việt Nam nói chung và các sản phẩm tôm nói riêng tiến xa hơn trên thị trường Australia.
Có thể bạn quan tâm
7 năm qua, nông dân trồng đậu bắp nhật ở 3 xã: Tân Hòa, Định Hòa và Vĩnh Thới (Lai Vung - Đồng Tháp) đều đạt lợi nhuận cao hơn trồng lúa và một số loại cây màu khác. Hiện mô hình liên kết trồng cây đậu bắp Nhật đang có xu hướng mở rộng trên địa bàn huyện.
Có chút ngạc nhiên lẫn thú vị cho những người yêu cây trái khi biết rằng cây bơ trên đất Lâm Đồng ra quả hầu như quanh năm và thực ra trồng bơ cũng rất kinh tế không kém so với nhiều loại cây trồng khác.
Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư tỉnh (Trung tâm KN - KN tỉnh) đã tiến hành thử nghiệm giống đậu phụng mới tại thôn Nghĩa Hòa (xã Bình Nam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam). Kết quả bước đầu cho thấy, giống đậu phụng mới cho năng suất cao, có thể nhân rộng mô hình.
Nuôi tôm ở xã Hải Lạng (Tiên Yên, Quảng Ninh) đã từng là nghề hái ra tiền đối với một bộ phận người dân nơi đây. Thế nhưng 2 năm trở lại đây, cũng chính con tôm lại đang đẩy nhiều người vào cảnh trắng tay, nợ nần khi liên tiếp xảy ra dịch bệnh làm tôm chết hàng loạt.
Hơn 3 tuần qua, dưa hấu tại Tiền Giang đã mất giá tới 7.000 - 8.000 đồng/kg, từ mức khá cao là 11.000 - 12.000 đồng/kg xuống 4.000 - 5.000 đồng/kg. Người trồng dưa vô cùng lo lắng vì khó tiêu thụ và đối diện với nguy cơ thua lỗ.