Tôm Nuôi Tiếp Tục Chết Trên Diện Rộng Ở Trà Vinh
Tôm chết chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy, trong khi thời tiết rất bất lợi, nắng mưa thất thường...
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, hiện tôm nuôi trên địa bàn tiếp tục chết trên diện rộng, chủ yếu là do bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy; trong khi thời tiết rất bất lợi nắng mưa thất thường.
Chỉ trong tháng Tư vừa rồi, toàn tỉnh đã có 570 ha tôm nuôi bị thiệt hại với 105 triệu con tôm giống, chủ yếu trong giai đoạn từ 20-60 ngày tuổi. Còn nếu tính từ đầu vụ đến nay, Trà Vinh có hơn 2 ngàn 300ha ao nuôi bị chết, với khoảng 255 triệu con giống, chiếm gần 30% tổng diện tích thả nuôi.
Để tránh dịch bệnh lây lan cho vụ tôm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã cử cán bộ kỹ thuật xuống tận địa bàn để giúp các hộ dân có ao tôm bị chết xử lý môi trường để nuôi tái vụ, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm dịch chặt chẽ đối với tôm giống.
Ông Trần Thanh Hùng, ở xã Long Hữu, huyện Duyên Hải người có vuông tôm bị thiệt hại gần 60% cho biết: “Mình cũng cải tạo ao như hàng năm nhưng cuối cùng cũng bị hư. Sau khi thả được 25 ngày thì nó hư và một số hộ được khoảng 30-31 ngày cũng hư. Hầu hết nó hư khoảng 60%, một số hộ đang cải tạo thả lại”.
Có thể bạn quan tâm
Song hành với các chính sách hỗ trợ, những năm gần đây, các cơ quan chức năng của tỉnh đã tích cực triển khai các hoạt động bổ sung nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Từ thả cá hữu nghị với Trung Quốc trên sông Kỳ Cùng, đến thả cá bổ sung cho hồ thủy lợi.
Để tăng thu nhập gia đình, giúp người dân có địa điểm gặp gỡ trao đổi kinh nghiệm, kỹ thuật chăn nuôi, đồng thời chủ động giá…, UBND xã vừa ra quyết định thành lập tổ hợp tác nuôi bồ câu Phan Văn Dũng (ấp Đồng Sặc). Tổ có 4 thành viên, mỗi thành viên nuôi trên 150 cặp bồ câu.
Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” (gọi tắt Đề án 1956) thực hiện trên địa bàn tỉnh ta với nhiều giải pháp đồng bộ đã cơ bản đạt được một số mục tiêu, kết quả đề ra. Quan trọng nhất đó là nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.
Năm 2013, ngoài việc triển khai các chương trình khuyến ngư thường xuyên như tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, biện pháp phòng trị một số bệnh thường gặp ở các loại thủy sản nước ngọt; triển khai 3 mô hình thâm canh cá tổng hợp trong ao theo quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP)…
Sau một thời gian dài giá huệ bông loại I chỉ cầm cự từ 800 - 1.000 đồng/bông thì khoảng hơn một tuần nay giá huệ tăng mạnh trở lại. Hiện tại, giá huệ bông loại I được thương lái mua tại ruộng từ 2.400 - 2.600 đồng/bông.