Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Khẩn cấp phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu Xiêm

Khẩn cấp phòng chống bệnh thối rễ, chết cành trên cây mãng cầu Xiêm
Ngày đăng: 19/11/2015

Ngành Nông nghiệp tỉnh kết hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam và các ngành hữu quan đã khảo sát, tìm nguyên nhân gây bệnh và đề ra quy trình quản lý tổng hợp bệnh thối rễ, chết cành cho vùng chuyên canh trồng mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, tích cực hội thảo, chuyển giao, tập huấn cho bà con, để chủ động phòng trị hữu hiệu.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Hòa, Viện trưởng Viện Cây ăn quả miền Nam cho biết, bệnh thối rễ trên mãng cầu Xiêm do nhiều tác nhân gây ra, trong đó có sự kết hợp giữa nấm Calonectria variabillis và tuyến trùng Pratylenchus spp; còn nấm Diaporthe phaseolorum gây chết cành, nhánh nhỏ, nấm Lasiodiplodia pseudotheobromae gây chết cành, loét cành và thân cây mãng cầu Xiêm.

Giải pháp phòng trị được các nhà khoa học khuyến cáo nông dân là: Sử dụng giống sạch bệnh, trồng mật độ thưa vừa phải, sử dụng phân hữu cơ và có biện pháp chăm sóc thích hợp, dùng thuốc trị bệnh cây theo khuyến cáo, thăm vườn thường xuyên để sớm phát hiện bệnh, chẩn đoán và xử lý bệnh kịp thời, hạn chế bệnh tấn công.

Trong các tháng cuối năm 2015, tỉnh tổ chức 30 cuộc tập huấn cho các xã vùng chuyên canh mãng cầu Xiêm Tân Phú Đông, với 1.500 lượt nông dân dự, xây dựng 3 mô hình trình diễn kỹ thuật có tổng diện tích khoảng 1 ha, nhằm giới thiệu, quảng bá, nâng cao trình độ canh tác và phòng trị bệnh trên vườn mãng cầu Xiêm cho bà con.

Theo ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện, hiện nay, toàn huyện có trên 62 ha mãng cầu Xiêm bị nhiễm bệnh thối rễ, chết cành, gây nhiều thiệt hại cho nông dân.


Có thể bạn quan tâm

4 tháng đầu năm, số lô tôm bị cảnh báo tăng cao 4 tháng đầu năm, số lô tôm bị cảnh báo tăng cao

Chỉ 4 tháng đầu năm 2015, tổng số lô tôm xuất khẩu cả nước bị ba thị trường nhập khẩu chính là Mỹ, EU và Nhật Bản trả về do “vướng” chất cấm đã bằng gần 40% so với con số của cả năm ngoái, theo Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Nafiqad).

23/05/2015
Lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản quí 3 Lo thiếu hụt nguồn nguyên liệu thủy sản quí 3

Xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu tôm và cá tra xuống thấp cùng với dịch bệnh trên tôm hoành hành từ đầu năm tới nay khiến cho nông dân cắt giảm diện tích nuôi trồng thuỷ hải sản. Do vậy, nhiều doanh nghiệp lo lắng về khả năng thiếu nguồn nguyên liệu thủy sản xuất khẩu vào quí 3 sắp tới.

23/05/2015
Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới Đưa gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới

Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2030, gạo Việt Nam trở thành thương hiệu hàng đầu thế giới về chất lượng, an toàn thực phẩm.

23/05/2015
Ngành mía đường có nguy cơ vỡ trận Ngành mía đường có nguy cơ vỡ trận

Với không ít yếu kém từ khâu sản xuất, chế biến tới tiêu thụ, nhiều chuyên gia đánh giá, nếu không kịp thời khắc phục, chỉ vài năm tới khi kinh tế hội nhập sâu, đường ngoại ồ ạt tràn vào, ngành mía đường Việt Nam có thể sẽ bị đánh bật khỏi “cuộc chơi” và “dâng” toàn bộ thị trường cho các DN nước ngoài.

23/05/2015
Cơ hội vàng cho nông sản xuất khẩu Cơ hội vàng cho nông sản xuất khẩu

Được coi là cường quốc xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới, song Việt Nam luôn chịu cảnh “được mùa mất giá”. Tình hình này sẽ giảm bớt nếu hiệp hội ngành hàng các nước bắt tay nhau.

23/05/2015