Tôm nuôi thiệt hại vì dịch bệnh lên đến gần 50.000ha
Tại hội nghị các đại biểu đã đưa ra cảnh báo tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ cả nước tiếp tục đối mặt với khó khăn do thời tiết và dịch bệnh có khả năng bùng phát nếu không có giải pháp ngay từ bây giờ.
Theo báo cáo của Cục thú y (Bộ NNPTNT), 11 tháng đầu năm 2015 dù dịch bệnh trên tôm muôi có chựng lại so với các năm trước, nhưng tỉ lệ thiệt hại lên đến gần 7% trên tổng diện tích nuôi.
Theo đó, có đến gần 50.000 ha thiệt hại do các loại dịch bệnh, trên tổng số trên 667.000ha diện tích thả nuôi trên cả nước.
Một số loại bệnh trên tôm được xác định là: Đốm trắng, đỏ thân, viêm gan tụy, đầu vàng… Điều đáng chú ý là hiện tượng thời tiết bất thường đã làm cho tôm nuôi thiệt hại tăng lên trong tháng 11.
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Võ Văn Tám cho rằng các tỉnh ven biển cần chú ý đến lịch thời vụ, kiểm soát dịch bệnh hợp lý đồng thời hướng dẫn người nuôi tôm kịp thời phòng chống dịch bệnh.
Chú ý hiện thượng thời tiết bất thường có khả năng xảy ra vào cuối năm 2015 và đầu năm 2016.
Tại hội nghị, ông Võ Minh Chiến, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cho rằng, Bạc Liêu là tỉnh có diện tích NTTS lớn của cả nước với 124.000ha, có 33 nhà máy chế biến thủy sản, nhiều trại giống quy mô.
Có thể nói thủy sản là kinh tế mũi nhọn của tỉnh, nhưng thời gian qua người nuôi tôm luôn đối mặt với dịch bệnh với nhiều nguyên nhân gây nên; bên cạnh đó, thuốc thý y thủy sản chưa đảm bảm chất lượng, giá cả lên xuống bất thường, phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường thế giới, người nuôi chưa chủ động sản phẩm do mình làm ra bởi chưa xây dựng được chuổi giá trị cho con tôm.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu cũng mong hội nghị có giải pháp nhằm hạn chế thiệt hại trong nuôi tôm, nhất là dịch bệnh, ô nhiễm nguồn nước và có tính dự đoán, dự báo kịp thời để người nuôi chủ động.
Hội nghị cũng chính thức thông qua lịch thời vụ tôm nuôi năm 2015 và những tháng đầu năm 2016; chia sẻ kinh nghiệm nuôi tôm của một số doanh nghiệp, hộ nuôi có hiệu quả.
Related news
Vấn đề làm người trồng hồ tiêu trên địa bàn huyện Chư Sê nói riêng và tỉnh Gia Lai nói chung những năm qua nhứt đầu là tình trạng bùng phát dịch bệnh, nhất là bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây hồ tiêu ngày càng khó kiểm soát. Trước tình hình đó, những năm qua, Trạm Khuyến nông huyện Chư Sê triển khai và nhân rộng nhiều mô hình giúp người dân thâm canh cây hồ tiêu theo hướng bền vững, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế huyện nhà.
Cách đây 5 năm, ông Trương Nguyên (49 tuổi) ở thôn Khánh Lâm, xã Tịnh Thiện (TP. Quảng Ngãi) đã mạnh dạn từ bỏ những loại cây trồng truyền thống như đậu, bắp để chuyển sang trồng các loại cây ăn quả, hồ tiêu… Với cách làm đó đã giúp gia đình ông có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và trở thành mô hình kinh tế điển hình để bà con nông dân học hỏi, làm theo.
Ngày 28/8/2015, tại xã Hàm Trí (Hàm Thuận Bắc - Bình Thuận) Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức hội nghị đầu bờ mô hình thâm canh thanh long bền vững.
Do đặc thù chín lệch ngày so với chính vụ, thơm ngon đồng thời cho sản lượng cao hơn các giống khác nên nhãn chín muộn ở vùng đất đồi Yên Thế (Bắc Giang) chiếm được cảm tình của khách hàng gần xa, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân.
Làng quê xã Bồ Lý (Tam Đảo, Vĩnh Phúc) những ngày này đang náo nhiệt, tấp nập vào mùa thu hoạch na, tiếng cười nói của người trồng na và thương lái rộn ràng khắp nơi. Những năm qua, cây na dai là một loại cây đặc sản mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân địa phương.