Xuất cá tra sang Trung Quốc tăng mạnh nhưng diễn biến khó lường

Trong khi thị trường xuất khẩu cá tra sang Mỹ và châu Âu giảm mạnh thì thị trường Trung Quốc lại tăng nhanh và dự báo trong thời gian tới Trung Quốc là một trong ba thị trường xuất khẩu cá tra lớn của Việt Nam, cùng với Mỹ và châu Âu.
Cũng theo Hiệp hội Cá tra Việt Nam, từ tháng 1-10, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt trên 1 tỷ USD, giảm 9,6% so với cùng kỳ, trong đó thị trường Mỹ đạt 246 triệu USD, giảm hơn 3% so với cùng kỳ; thị trường châu Âu đạt 231 triệu USD, giảm gần 16% so với cùng kỳ.
Riêng thị trường Trung Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đạt 122 triệu USD, tăng gần 50% so với cùng kỳ, chiếm tới 11% thị phần xuất khẩu cá tra của Việt Nam.
Dự báo trong năm 2016, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có khả năng sẽ chiếm tới 17-18% thị phần xuất khẩu.
Theo ông Võ Hùng Dũng, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tăng cao là điều đáng mừng vì trước mắt đã bù vào sản lượng bị sụt giảm từ thị trường Mỹ và châu Âu.
Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề mới đặt ra như chất lượng, tiêu chuẩn và an toàn trong thanh toán mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.
Các doanh nghiệp cần quan tâm đến vấn đề chất lượng vì cá tra được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc bằng cả đường tiểu ngạch và chính ngạch, trong đó xuất tiểu ngạch là chính.
Xuất khẩu cá tra tiểu ngạch sang Trung Quốc đang diễn ra theo hình thức hàng hóa của Việt Nam sau khi chuyển tới biên giới được tháo ra để kiểm tra sau đó đóng hàng lại và chở đi.
Vì vậy hàng hóa có chất lượng không đảm bảo.
Còn xuất khẩu chính ngạch có số lượng ít hơn do phải chịu thuế nhập khẩu và mỗi cửa khẩu của Trung Quốc, mỗi tỉnh, mỗi địa phương đều có kế hoạch kiểm tra các loại vi sinh khác nhau nên chất lượng sẽ không đồng đều.
Khi Trung Quốc trở thành thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn, họ sẽ đặt ra những tiêu chuẩn để kiểm tra, áp đặt những bộ tiêu chí khác nhau gây khó khăn rất lớn cho các danh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.
Mặc dù Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã làm việc với phía Trung Quốc nhưng theo ông Dũng thì không thể lường được tất cả những gì sẽ diễn ra sắp tới.
Không riêng gì đối với sản phẩm cá tra mà tất cả các mặt hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu qua Trung Quốc nói chung cũng gặp trường hợp tương tự.
Tuy nhiên, để giữ vững thương hiệu cá tra Việt Nam trên thị trường thế giới, việc áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong nuôi trồng thủy sản cũng như việc triển khai Nghị định 36 cho ngành nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra sẽ được Hiệp hội Cá tra Việt Nam triển khai mạnh mẽ trong thời gian tới nhằm giữ vững chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh ở các thị trường mới.
Hiện nay, cá tra của Việt Nam đã được xuất khẩu đến 113 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Ngoài hai thị trường truyền thống là Mỹ và châu Âu đang có dấu hiệu giảm sút gần đây thì ở các thị trường mới như Trung Quốc, Brazil, Mexico lại có dấu hiệu tăng nhanh về giá trị và sản lượng...
Có thể bạn quan tâm

Ba năm trở lại, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thành lập 9 khu bảo vệ thủy sản, nhằm bảo vệ và khai thác thủy sản ở đầm phá ngày một tốt hơn.

Ở xã Thanh Hải (Lục Ngạn – Bắc Giang) ai cũng biết gia đình anh Đặng Văn Tiến, vợ là Nguyễn Thu Hà là đôi vợ chồng trẻ làm kinh tế giỏi. Chỉ tính nguồn thu từ cam đường Canh, bưởi Diễn và vải thiều, năm nay, gia đình anh Tiến đã được hơn 1 tỷ đồng…

Đứng trầm ngâm trước đống mía được chặt đang chờ xe tải đến bốc, bà Nguyễn Thị Hương ở xã Thành An, thị xã An Khê (tỉnh Gia Lai), thở dài: “Năm nay nắng nóng kéo dài, năng suất mía rất kém, cộng với việc đốn mía chậm cũng khiến chữ đường trong mía giảm. Hơn nữa, với giá thu mua của Nhà máy đường An Khê (thuộc Công ty CP Đường Quảng Ngãi), tính ra mỗi tấn mía của chúng tôi thu về chưa đến 700.000 đồng

Về xã Tân Trung, hỏi ông Hai Xích nuôi cá rô rất nhiều người biết bởi cái tính chịu khó, luôn tìm tòi trong sản xuất kinh tế. Ngay con đường vào nhà ông là hai ao nuôi cá rô được ông thiết kế bài bản, tạo sức hấp dẫn đối với những ai đến tham quan mô hình nuôi cá của ông.

UBND TP.HCM đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển TP.HCM nông thôn dự thảo Quy định về quản lý nuôi chim yến và quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn TP đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.