Tôm Hùm Giống Đầu Vụ Giá Cao Kỷ Lục
Trong 3 ngày từ ngày 6 đến 8.12, thời tiết se lạnh, biển có sóng nên tôm hùm giống (THG) xuất hiện nhiều ở vùng biển ven bờ, hàng trăm thuyền nghề làm mành tôm, mành bủa của ngư dân TP Quy Nhơn đã tập trung bám biển khai thác và trúng đậm tôm hùm giống đầu vụ. Mỗi thuyền nghề khoảng 5-6 người khai thác một đêm được 500 - 600 con, có thuyền khai thác được đến 1.000 con THG.
Theo ngư dân làm nghề khai thác THG ở Quy Nhơn, năm nay THG xuất hiện chậm hơn mọi năm. Thông thường, mùa vụ chính bắt đầu từ giữa tháng 10 Âm lịch của năm trước đến tháng 4, tháng 5 Âm lịch năm sau. Nhưng năm nay đến đầu tháng 11 Âm lịch THG mới xuất hiện nhiều. Tuy nhiên, trong số THG đánh bắt được, chủ yếu là tôm hùm tề thiên (giá trị thấp), rất ít tôm hùm xanh và tôm hùm sao (có giá trị cao). Hiện thương lái thu mua tôm sao với giá 340 ngàn đồng/con, cao hơn 40.000 - 60.000 đồng/con so với đầu vụ năm trước, đây cũng là giá cao kỷ lục trong những năm qua. Tôm hùm xanh có giá 95.000 đồng/con, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/con so với năm trước.
Dù tôm hùm tề thiên có giá thấp nhưng nhờ khai thác đạt số lượng nhiều nên mỗi thuyền có thu nhập từ 10 - 20 triệu đồng/đêm, do khai thác gần bờ và ít di chuyển nên phí tổn không đáng kể, chỉ từ 1-2 triệu đồng/đêm, do vậy ngư dân làm nghề này cho thu nhập khá cao. Đa số THG khai thác được thương lái thu mua, vận chuyển đi Phú Yên, Khánh Hòa để bán lại cho những hộ nuôi tôm hùm thương phẩm. Ngoài ra, hiện TP Quy Nhơn có gần cả trăm hộ ngư dân vừa khai thác vừa nuôi ương nâng cấp tôm giống sau 1 tháng mới xuất bán, có giá trị cao hơn, hoặc để nuôi lên thành tôm hùm thương phẩm, song số lượng không nhiều.
Theo Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn, vụ THG 2012-2013 bị mất mùa, ngư dân Quy Nhơn chỉ khai thác được 75.200 con, đạt khoảng 29% so với vụ trước, nhưng chủ yếu là tôm xanh và tôm sao, tổng doanh thu trên 21 tỉ đồng.
Related news
Theo Trung tâm quốc gia Quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thủy sản Miền Trung, hiện môi trường nước tại một số vùng nuôi tôm hùm trên địa bàn tỉnh Phú Yên xuất hiện một số loài tảo độc.
Năm 2014, sản phẩm ngọc trai của Công ty CP Ngọc trai Hạ Long được công nhận là sản phẩm OCOP của tỉnh. Đây là sự đánh giá, ghi nhận quá trình xây dựng thương hiệu ngọc trai của Công ty nói riêng, xây dựng sản phẩm đặc trưng của Quảng Ninh nói chung.
Theo Chi cục Thú y Hậu Giang, đến nay, tỉnh đã phê duyệt kế hoạch về phòng, chống dịch bệnh cá tra giai đoạn 2015 - 2020. Theo đó, hàng năm sẽ phấn đấu có 100% cơ sở sản xuất cá tra giống được thu mẫu giám sát dịch bệnh và được kiểm soát việc sử dụng thuốc, hóa chất, thức ăn thủy sản theo danh mục được phép lưu hành.
Những năm gần đây, người nuôi tôm ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) liên tục chịu cảnh trắng tay vì dịch bệnh và thời tiết. Vì thế, ngoài một số diện tích chuyển sang nuôi ốc hương, hàng chục hecta đìa nuôi tôm khác tại địa phương, nhất là vùng đìa K18 đang bỏ hoang…
Theo báo cáo của UBND huyện Bình Đại và Ba Tri (Bến Tre), những giếng khoan lấy nước mặn do nông dân khoan trái phép trong quy hoạch ngọt hóa đã được san lấp. Tuy nhiên, việc nông dân tự thay đổi mô hình làm ăn kinh tế phù hợp với điều kiện ngọt hóa thì vẫn còn rất chậm. Nguyên nhân là do có nhiều gia đình đã lâm vào kiệt quệ, nợ nần nên không thể tự chuyển mình. Hiện nay, một số ao bị bỏ không hoặc chỉ nuôi tôm cầm chừng…