Chuẩn Bị Lấy Nước Đợt 1 Cho Vụ Lúa Đông Xuân 2014-2015

Các địa phương cần sớm hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.
Tổng cục Thủy lợi, Bộ NN&PTNT vừa phát Công điện số 1 tới các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Nam, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình; các công ty khai thác công trình thủy lợi Bắc Đuống, Bắc Hưng Hải, Sông Nhuệ, Bắc Nam Hà tăng cường công tác chuẩn bị lấy nước đợt 1 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2014 - 2015.
Công điện nêu rõ: Để tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ chứa thủy điện, giám đốc các Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành việc khơi thông dòng chảy, giải tỏa ách tắc, phương tiện thi công nạo vét trên hệ thống dẫn nước, đặc biệt ở kênh dẫn các cửa lấy nước, kiểm tra hệ thống máy bơm, phương tiện lấy nước để sẵn sàng vận hành khi nguồn nước bảo đảm.
Đồng thời, các Sở NN&PTNT cũng theo dõi chặt các thông tin liên quan đến nguồn nước, tổ chức vận hành ngay các cửa lấy nước, trạm bơm để trữ nước vào hệ thống kênh trục, ao đầm... và đưa nước lên ruộng phục vụ làm đất và gieo cấy, đặc biệt ưu tiên các vùng khó khăn về nguồn nước.
Tổng cục Thủy lợi nhấn mạnh, các Sở NN&PTNT tăng cường lực lượng túc trực tại công trình đầu mối, bố trí lực lượng thường xuyên kiểm tra các bờ vùng, bờ thửa để quản lý chặt chẽ nguồn nước, không để rò rỉ gây lãng phí, đồng thời đẩy nhanh tiến độ thu hoạch cây vụ Đông, dồn điền, đổi thửa để tạo mặt bằng gieo cấy lúa, tuyệt đối không phát sinh nhu cầu bổ sung nguồn nước ngoài các đợt xả đã thống nhất.
Theo lịch lấy nước đợt 1, mực nước sông Hồng tại Hà Nội sẽ được duy trì ở mức thấp nhất +2,2m.
Theo kế hoạch xả nước vụ Đông Xuân 2014 - 2015, Bộ NN&PTNT thống nhất với Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ có 3 đợt xả nước từ các hồ thủy điện Hòa Bình, Thác Bà, Tuyên Quang.
Cụ thể: Đợt 1 lấy nước từ 0 giờ ngày 19/1 đến 24 giờ ngày 23/1. Đợt 2 lấy nước từ 0 giờ ngày 30/1 đến 24 giờ ngày 7/2. Đợt 3 lấy nước từ 0 giờ ngày 13/2 đến 24 giờ ngày 17/2.
Có thể bạn quan tâm

Theo ước tính, nuôi 1 kg cá bổi ban đầu đến khi thu hoạch mất 2,5 kg thức ăn. Ngoài ra, các chi phí khác như cải tạo ao đầm, thuê nhân công chăm sóc đều cao hơn năm trước. Năm nay sản lượng cá bổi thả nuôi không tăng so với trung bình hàng năm, nhưng lượng cá bổi đổ về từ các tỉnh khác tăng mạnh, khiến nguồn cung vượt cầu.

Với quy mô 1ha gồm 5 hộ tham gia, đây là những hộ đáp ứng đủ yêu cầu của chương trình như: Có diện tích ao nuôi tối thiểu là 1.000 m2 trở lên, có nhân công lao động để chăn nuôi cá và có vốn đối ứng để đầu tư mua thức ăn. Tham gia mô hình, các hộ được cấp 100% cá giống, cá rô phi dòng GIFT đơn tính đực, 50% thức ăn hỗn hợp, thuốc sát trùng, vôi bột; được tập huấn kỹ thuật nuôi cá rô phi đơn tính, một số loài cá truyền thống.

Ngày 13-12, tại nhà ông Nguyễn Văn Nam (ấp 4, xã Tân Lập I), Trạm Khuyến nông huyện Tân Phước phối hợp với Hội Nông dân xã Tân Lập 1 tổ chức tổng kết mô hình trình diễn xử lý mãng cầu.

Vấn đề quan tâm hiện nay là định hướng rải vụ như thế nào hợp lý để không xảy ra tình trạng “được mùa rớt giá”, tình hình bệnh xì mủ, chết nhánh trên sầu riêng chưa được chữa trị triệt để cũng gây khó khăn cho nông dân; việc liên kết sản xuất và tiêu thụ theo chuỗi giá trị chưa được hình thành…

Hiện nay là mùa nghịch, thông thường giá thanh long luôn đứng ở mức cao. Cách đây khoảng 2 tuần lễ, giá thanh long ở mức 15.000 đồng - 17.000 đồng/kg nhưng hiện nay đã giảm đột ngột xuống còn 8.000 đồng - 10.000 đồng/kg làm cho người trồng thanh long trong tỉnh không khỏi lo lắng.